Cần Chuẩn Bị Gì Để Chuyển Nghề Thành Công?

meo208

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2011
Bài viết
88




h11.jpg
Là một nhân viên mẫn cán ngày ngày xách cặp đi làm, một ngày nọ bạn phát hiện ra công việc bấy lâu nay không phù hợp với mình, không hợp một chút nào cả. Bạn cảm thấy thật ngán ngẩm khi bước chân vào văn phòng mỗi ngày. Muốn đổi việc lắm, nhưng lại ngại phải bắt tay làm lại từ đầu…
Ngày nay có khá nhiều người phát hiện mình đang rơi vào tình huống chẳng vui chút nào này. Thế nhưng, đừng nản lòng, bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội. Chỉ cần lên kế hoạch hợp lý, thêm một chút kiên nhẫn và quyết tâm để thay đổi, thì cả một thế giới mới sẽ mở ra với bạn…

1. Bắt đầu từ một vị trí thấp hơn.
Bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực mới, nên rất có thể phải bắt đầu từ vị trí thấp hơn công việc hiện tại. Điều đó có thể khó khăn với bạn lúc ban đầu. Tuy nhiên, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn các đồng nghiệp trẻ tuổi nhờ vào vốn sống và kinh nghiệm có được trong những công việc trước. Bạn đừng ngại, vạn sự khởi đầu nan mà.

2. Chứng minh bạn phù hợp với công việc mới.
Khi đi phỏng vấn, bạn cần chứng minh năng lực của mình phù hợp với công việc mới.
Đó là trường hợp của Tuấn, một tay chơi ghi ta cho một ban nhạc suốt 5 năm trước khi lấy tấm bằng kỹ sư máy tính của trường ĐH Bách Khoa TP HCM. Anh dự tuyển vào vị trí kỹ sư phần mềm khi 29 tuổi. Để chứng minh mình phù hợp với vị trí này, Tuấn đã trình bày với người phỏng vấn mối liên hệ giữa việc chơi nhạc và công việc dự tuyển: để thành công trong ban nhạc, không những cần nỗ lực cá nhân mà cả niềm say mê, sự sáng tạo và nhất là tinh thần đồng đội. Sự so sánh khá độc đáo này đã thuyết phục được người phỏng vấn anh.

3. Trình bày thuyết phục về thành tích của bạn
Khả năng trình bày thuyết phục thành tích của ứng viên đóng vai trò rất quan trọng vì nhà tuyển dụng thường chỉ dành khoảng 30 giây để đọc sơ qua hồ sơ xin việc. Vì vậy, bạn cần trình bày thật súc tích những kỹ năng và thành tích nổi bật của bạn. Dạng hồ sơ viết dưới dạng công việc sẽ rất hiệu quả cho bạn trong trường hợp này. Nhưng lưu ý, bạn cần trình bày các kỹ năng và thành tích sao cho phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp bạn muốn theo đuổi.

4. “Vì sao bạn chuyển nghề?”
Nhà tuyển dụng rất muốn biết bạn có thật sự toàn tâm toàn ý với công việc hay không. Nếu vì muốn có mức lương cao hơn, hãy nói rằng bạn muốn ổn định về mặt tài chính, vì điều đó có nghĩa là bạn muốn có một công việc ổn định lâu dài. Đừng “thành thật” nói rằng “Vì tôi muốn mức lương mới cao hơn công ty hiện tại.”
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không trung thực. Điều quan trọng không kém khác là hãy nhớ nói rằng bạn rất muốn đóng góp cho sự phát triển của công ty. Nhà tuyển dụng nào mà không muốn bạn gia nhập để giúp họ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp phải không?
Kho kiến thức Khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng bạn muốn thử sức. Bạn chưa có bằng, chưa có kinh nghiệm, bạn làm sao để tạo ra một hồ sơ xin việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng? 1. Trình bày đầy đủ những thành tích tiêu biểu mà bạn có.
Như: học vấn, kinh nghiệm (như gia sư, bán hàng chẳng hạn), các hoạt động xã hội, phần thưởng, mục tiêu và các mối quan hệ.
Chọn một trong những kiểu CV dưới đây để trình bày:
- CV truyền thống (Chronological) là loại CV trình bày một cách thứ tự theo thời gian;
- CV chức năng (Functional) cho phép bạn tự do trình bày những ưu điểm nổi bật nhất của bạn lên hàng đầu.
2. Đọc và sửa lại tất cả nội dung trong CV trước khi bạn chắc chắn là nó đã thực sự hoàn hảo.
Ngoài ra, nên nhờ vài người bạn đọc đi đọc lại CV của bạn nhiều lần để chắc chắn hơn. Chú ý kiểu chữ và cấu trúc ngữ pháp. Dùng kiểu chữ đơn giản, thông dụng để in và xem xét lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp cho đúng. Đó là một trong những lỗi sai đầu tiên mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm, không có lý do gì để CV của một ứng viên có học vấn mà lại đi mắc những lỗi sơ đẳng như vậy.
3. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy liệt kê ra danh sách các việc làm tình nguyện của trường.
Bạn có thể lấp vào khoảng trống ấy trong CV bằng những hoạt động của trường dù bạn có tham gia hay không. Chẳng hạn các hoạt động thể thao của trường, các họat động tình nguyện, thậm chí bạn đã từng đi bán hàng cho mẹ, tại sao không ghi vào? Hè vừa rồi bạn đã giúp ông anh trai điều hành một xưởng sản xuất nhỏ, tốt quá.
4. Thành tích học tập là điều quan trọng mà bạn cần phải nhấn mạnh trong CV.
Đây là tiêu chuẩn để đánh giá ứng viên mà không cần phải phân biệt bạn lớn tuổi hay nhỏ tuổi, không cần biết bạn làm thế nào để có nhiều kinh nghiệm.
kho kiến thức khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
×
Quay lại
Top