Cận cảnh trường nghề

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Nước ta với gần 87 triệu dân, thì có 60% người trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động nhưng vẫn làm việc, đó là thế mạnh, là tiềm năng của đất nước. Song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, tiềm năng và thế mạnh trên vẫn chưa được phát huy. Vấn đề nằm ở ngay chính «nội tại» của các trường đào tạo nghề hiện nay, khi mỗi mùa tuyển sinh, bài ca thiếu hụt nguồn tuyển lại bắt đầu.

Những hạn chế

Nói đến hạn chế trường nghề là nói đến chất lượng đào tạo. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2011, chỉ số hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dạy nghề đạt 34% đây là chỉ số thấp, mặc dù có tăng lên 14% so với năm 2008 (năm 2008 là 20%)... Chất lượng của lao động nước ta còn thấp, xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á được tham gia xếp hạng (năm 2008). Năng suất lao động của Việt Nam (năm 2007) thấp hơn Nhật Bản 50,4 lần, Hàn Quốc 18,6 lần Malaysia 7,8 lần, Thái Lan 1,96 lần và Indonesia 1,5 lần. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp (năm 2011 xếp thứ 65/141 nước xếp hạng).

Bên cạnh đó, cơ cấu nghề đào tạo chưa hợp lý (đa số các trường nghề mới chủ yếu tập trung đào tạo những nghề phổ biến như Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Hàn, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp..., trong khi đó có những nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng chưa được đào tạo hoặc đào tạo rất hạn chế như các nghề: Khai thác mỏ hầm lò, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ đúc kim loại, các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp...; cơ cấu trình độ đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu cơ cấu trình độ nhân lực của từng ngành, từng địa phương.

902047-images662540-image002.jpg

Học viên lớp nghề cơ điện tử tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm (TP.HCM)
Hiện mạng lưới trường nghề chưa được quy hoạch theo nghề; các trường nghề đang theo hướng đa ngành nghề, chưa chú ý đến việc đào tạo các nghề chuyên ngành; chưa hình thành được những trường nghề chất lượng cao, nhất là trường nghề đạt đẳng cấp quốc tế; chưa hình thành được ở các vùng những trung tâm lớn về đào tạo nghề tạo sự đột phá về chất lượng cho các địa phương trong vùng. Số lượng trường nghề ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên còn ít.

Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề như đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất... còn bất cập. Đặc biệt, trường nghề hiện chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với trường nghề; sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động.

Công tác tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề.

Công tác quản lý học sinh, sinh viên trong các trường nghề còn hạn chế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ người làm công tác học sinh, sinh viên còn yếu. Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của trường nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm.

Nguyên nhân chủ yếu do ít tiền đầu tư
Bên cạnh lý do về nhận thức, tâm lý “thích làm thầy hơn làm thợ” trong xã hội, thì nguyên nhân chưa “mạnh vì tiền” của nguồn đầu tư cũng đã khiến tình hình trường nghề ngày càng heo hút.

Hiện chính sách tiền lương đối với giáo viên dạy nghề chưa tương xứng với yêu cầu chuẩn giáo viên dạy nghề, lương của giáo viên dạy nghề thấp; chưa có ngạch viên chức cho giáo viên dạy nghề (giáo viên và giảng viên dạy nghề hiện nay vẫn áp dụng theo ngạch của giáo viên trung học).

Việc cấp kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cho các trường nghề công lập chưa căn cứ vào chi phí đào tạo theo từng nghề và kết quả đầu ra; trường nghề công lập chưa thực sự là một chủ thể độc lập, tự chủ.

Thiếu chính sách hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng yếu thế ở khu vực đô thị và các nghề mà thị trường lao động cần nhưng khó thu hút học sinh vào học; học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học trung cấp nghề, cao đẳng nghề (không thuộc diện cử tuyển) chưa được hưởng chính sách dạy nghề nội trú cho người dân tộc thiểu số.


Giờ thực hành tại Trường Trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc phòng
Đầu tư của Nhà nước cho dạy nghề tăng hàng năm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề về quy mô và chất lượng; đầu tư ngân sách chưa tập trung theo nghề; các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho dạy nghề còn hạn chế; nguồn trái phiếu Chính phủ, thu xổ số kiến thiết chưa đầu tư cho dạy nghề. Nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí ngân sách địa phương đầu tư cho dạy nghề.

Giải pháp trọng tâm
Để thực hiện được các nhiệm vụ của Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020, theo các chuyên gia, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có 2 giải pháp đột phá là “Đổi mới quản lý Nhà nước về dạy nghề” và “Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” và 1 giải pháp trọng tâm là “Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia”.

Đáng chú ý là để thu hút sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi và người có tay nghề cao làm giáo viên dạy nghề, trong Đề án đổi mới và phát triển trường nghề đến năm 2020 đã đề ra chính sách đào tạo miễn phí về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề đối với các sinh viên tốt nghiệp có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề.

Cùng đó, giáo viên dạy nghề đạt chuẩn cả về trình độ đào tạo và kỹ năng nghề tương ứng với cấp trình độ đang giảng dạy được nâng 1 bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng so với quy định hiện hành. Người được tuyển dụng làm giáo viên dạy nghề nếu đạt chuẩn cả về trình độ đào tạo và kỹ năng nghề tương ứng với cấp trình độ giảng dạy thì được xếp hưởng lương cao hơn 1 bậc so với bậc tuyển dụng.

Số lượng trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề tăng từ 156 trường dạy nghề năm 2001 lên 459 trường nghề năm 2012 (tăng gấp 2,94 lần). Các trường nghề tư thục phát triển nhanh, năm 2001 có 10 trường dạy nghề ngoài công lập, chiếm 6,4% tổng số trường dạy nghề, đến năm 2012 có 140 trường nghề ngoài công lập (39 trường cao đẳng nghề và 101 trường trung cấp nghề) chiếm 30,3%. Mỗi tỉnh đã có ít nhất một trường nghề, một số huyện, cụm huyện đã có trường trung cấp nghề.

Mô hình học nghề theo cơ chế đặt hàng
Học nghề theo cơ chế đặt hàng đang được các trường trung cấp nghề quân đội triển khai thực hiện. Theo đó, các cơ sở dạy nghề trong quân đội báo cáo chỉ tiêu hàng năm, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu cho các cơ sở dạy nghề và đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính; các cơ sở dạy nghề đã chủ động liên hệ với các đơn vị, tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho bộ đội xuất ngũ, tiếp nhận về học nghề; học viên được ưu tiên chỗ ở, được học nghề theo đúng nguyện vọng, được đào tạo theo đúng chương trỡnh, nội dung đã ban hành, được thực tập ở các nhà máy, doanh nghiệp theo nghề.

Học nghề theo thẻ học nghề
Bộ đội xuất ngũ học sơ cấp nghề thì được cấp 01 thẻ học nghề, trị giá bằng 12 tháng lương tối thiểu tại thời điểm học nghề; Cho đến nay, việc đào tạo bộ đội xuất ngũ theo thẻ học nghề được thực hiện đúng quy định và hiệu quả cao. Trong năm 2010 có khoảng 30.000 BĐXN tham gia học nghề ngắn hạn theo thẻ tại các cơ sở dạy nghề quân đội và được đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ như quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng. 100% được miễn giảm học phí, 30 - 40% được hỗ trợ chỗ ăn, ở. Được đào tạo theo ngành nghề đăng ký, học và thực hành đúng với chương trình, trang thiết bị hiện có, đảm bảo sau khi ra trường có tay nghề đáp ứng yêu cầu thực tế; Được tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp, nhiều học sinh đã được đi làm và có thu nhập ổn định.
Nguồn :giaoducthoidai.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top