Cận cảnh lao động Việt nơi "đất dữ" Libya

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
1298976301_lao-dong-viet-tai-libya-0.jpg

Lao động Việt Nam ở nơi "đất dữ" Libya


Cận cảnh lao động Việt nơi "đất dữ" Libya


(Tin tuc 24h) - Tính đến hết ngày 28/2, vẫn còn gần 4.000 lao động Việt Nam còn kẹt lại ở Libya, trong đó khoảng 2.000 người nằm trong kế hoạch sơ tán trong vài ngày tới.
https://www.24h.com.vn/





1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-1.jpg
Người lao động Việt Nam trú mưa trong khi chờ đợi được di tản ở bến cảng Benghazi, Libya ngày 26/2, sau khi cuộc Libya xảy ra bạo loạn.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-2.jpg
Một nhóm người lao động Việt Nam bên đồ đạc của mình chờ được di tản ở thành phố cảng Benghazi, Libya ngày 26/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-3.jpg
Một người lao động Việt Nam ngồi ăn bánh mì trong trại tập trung gần biên giới Libya và Tunisia chờ đợi được di tản theo đường bộ sang Tunisia ngày 27/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-4.jpg
Những người lao động Việt Nam trong trại tập trung chờ di tản ở biên giới Libya và Tunisia. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH có 292 người lao động Việt Nam di tản theo đường bộ sang Tunisia để tránh bạo loạn tại Libya đang chờ được đưa về nước trong một vài ngày tới.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-5.jpg
Những người lao động Việt Nam nằm ngủ trong trại tập trung ở biên giới Libya và Tunisia ngày 27/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-6.jpg
Có khoảng 30.000 người lao động đến từ nhiều trong quốc gia, trong đó có khoảng hơn 10.000 người lao động Việt Nam. Những người này đã và đang tìm cách di tản khỏi Libya sau khi đất nước này xảy ra bạo loạn kể từ hôm 15/2 khiến hàng trăm người thiệt mạng.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-7.jpg
Một người lao động Việt Nam thấp thỏm trong giấc ngủ ở trại tập trung gần biên giới Libya và Tunisia ngày 27/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-8.jpg
Một lao động Việt Nam bên những chiếc bánh mì ăn dở cùng vẻ mặt đầy lo âu khi chờ đợi được di tản khỏi Libya tại biên giới của nước này với Tunisia ngày 27/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-9.jpg
Một người lao động Việt Nam tại trại tập trung chờ di tản ở biên giới Libya và Tunisia ngày 27/2. Trong nỗ lực hỗ trợ những người di tản, chính phủ các nước láng giềng Tunisia, Ai Cập, Malta đã đưa phương tiện và một lực lượng không nhỏ tới biên giới, giúp đỡ những người di tản có thể nhanh chóng rời khỏi Libya.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-10.jpg
Những người lao động Việt Nam ngồi chơi bài trong lúc chờ được di tản khỏi Libya ở trại tập trung gần biên giới Libya và Tunisia ngày 27/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-11.jpg
Một người lao động Việt Nam nằm ngủ trong lúc chờ đợi được di tản ở trại tập trung gần biên giới Libya và Tunisia ngày 28/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-12.jpg
Những người lao động Việt Nam chờ lên tàu rời khỏi Libya ở cảnh Benghazi, Libya ngày 28/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-13.jpg
Một chiếc tàu chở 1.749 người lao động mang quốc tịch Philippines, Trung Quốc, Ma Rốc, Thái Lan, Brazil, Ai Cập và Việt Nam cập cảng La Valetta, Malta sau khi được sơ tán từ thủ đô Tripoli, Libya, ngày 27/2.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-15.jpg
Những người lao động trong đó có người Việt Nam trên chiếc tàu di tản khỏi Libya ngày 28/2 khi họ cập cảng La Valetta, Malta.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-16.jpg
Niềm vui của hàng ngàn người lao động trong đó có những người lao động Việt Nam khi cập cảng La Valetta, Malta an toàn.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-17.jpg
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-18.jpg
Trong những ngày tới cảng La Valetta, Malta sẽ là nơi tiếp nhận hàng ngàn người lao động di tản khỏi Libya theo đường biển.
1298975796-lao-dong-viet-tai-libya-19.jpg
Sau đó những người lao động sẽ được đưa về nước bằng đường hàng không khi cơ quan chức năng các nước có người lao động tới Malta tiếp nhận.


Theo báo cáo nhanh của Cục trưởng Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐ-TB&XH): Tổng hợp đến trưa ngày 28/2, đã có 8.161 lao động Việt Nam đã và đang di tản sang các các nước láng giềng của Libya. Cụ thể, 1.378 người nhập cảnh Malta, 991 lao động sang Ai Cập, 557 người đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, 292 đã sang Tuynidi, 242 người đang nhập cảnh vào Hy Lạp và 300 người nữa đang tập trung tại biên giới nước Libya…
Tính đến thời điểm ngày 28/2, toàn bộ hơn 10.000 lao động người Việt ở Libya vẫn đựợc an toàn và chưa có bất cứ người nào bị thương vong trong các cuộc bạo loạn ở đất nước này. Hiện tại danh tính, tên tuổi nghề nghiệp của toàn bộ số người lao động đang tạm cư và trú ẩn ở Libya cục quản lí lao động ngoài nước đã nắm rõ cụ thể.
Lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp là các đơn vị tổ chức đưa lao động đi xuất khẩu ở Libya cũng khẳng định: Tất cả lao động của họ ở bên Libya đã nghỉ việc và hiện đang được an toàn, trong đó chủ yếu tập trung ở thành phố Tripoli và Banghazi. Những lao động đã rời khỏi Libya đảm bảo 100% sẽ sớm về nước trong vài ba ngày tới. Và theo tính toán từ nay đến 3/3, sẽ có hơn 1.000 lao động nữa sẽ về đến Việt Nam.


Có ai suy nghĩ gì không?:KSV@17:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Mong sao đồng bào ta bình an trở về :KSV@11:
 
Mong sao đồng bào ta bình an trở về :KSV@11:
Xem thời sự,mà thấy thương quá...:KSV@17:..họ phải di chuyển rất nhiều,thậm chí là đi bộ hàng km.để đi tới sân bay...
Thức ăn,nước uống thì thất thường..chủ yếu là dựa vào hoạt động cứu trợ của nước sở tại...:KSV@17::KSV@17:
 
cực khổ cho mấy LĐ đó quá, mong cho vài năm nữa Việt Nam sẽ là một cường quốc kinh tế, ai cũng có chất lượng cuộc sống tốt.
 
Mấy LĐ đúng là khổ thật, bây h về nước cũng đã phải là hết đâu, còn phải đi tìm việc làm mới, thanh toán nợ nần, ...... đủ kiểu
 
Toàn bộ lao động VN đã rời Libya

Phóng viên có mặt tại biên giới Tunisia - Libya ngày 6-3 cho biết đã gặp nhóm lao động 68 người được cho là những người cuối cùng rời khỏi Libya.
975598395_ImageView_aspx_ThumbnailID_48.jpg

Nhóm 68 lao động VN lên xe của Tổ chức Di cư quốc tế để về sân bay Djerba Zaris (Tunisia) - Ảnh: LÊ NAM

Những người này cho biết họ được chủ thuê ôtô từ Sabah đi ra biên giới và xuất phát lúc 6g ngày 5-3 (giờ Libya). Quãng đường đi đầy nguy hiểm khi phải vượt qua 15 trạm lính gác của hai nhóm chống đối nhau.
Những người cuối cùng
Ông Mai Đình Hinh (Hải Hậu, Nam Định) cho biết trên đường chạy loạn qua các trạm lính gác, họ bị chặn lại và bị cướp bóc. “Chúng lên xe tay lăm lăm súng yêu cầu anh em đứng dạng chân ra để lục soát lấy hết tiền và điện thoại di động. Không một ai bị bỏ lọt, thậm chí áo quần tốt chúng cũng lấy luôn” - ông Hinh nói. Nhiều người khác trong nhóm cho biết may mắn là bánh mì và nước không bị lấy nên có thể cầm cự cả một quãng đường hàng trăm kilômet để thoát về biên giới Tunisia.
Khi chúng tôi đang quanh quẩn trong trại tị nạn thì gặp anh Nguyễn Văn Phúc (Gia Lộc, Hải Dương) đang bắc nồi nấu cơm. Anh cho biết trên đường chạy loạn toàn nhai bánh mì với nước lã, về đến trại làm liều vào đồn lính (Tunisia) xin được nắm gạo để nấu ăn cho đỡ thèm. Nghe anh nói mà cám cảnh cho những người chạy loạn, vì chính nhà báo chúng tôi trong mấy ngày tác nghiệp ở đây cũng chẳng có cơm ăn.
Chúng tôi vui mừng cho nhóm lao động này vì họ đã thoát khỏi Libya và tin rằng họ là những người VN cuối cùng rời khỏi đất nước đang bạo loạn này. Tuy nhiên 20 phút sau, tổ công tác đặc biệt thuộc sở chỉ huy tiền phương tại Tunisia lại cho biết trong quá trình rà soát còn 71 người lao động và năm cán bộ đại diện của một số công ty vẫn ở Libya và đang trên đường ra biên giới Ras Jdir (Tunisia).
Thông tin từ Đại sứ quán VN cho biết 76 người này ban đầu tính đi ôtô về đại sứ quán nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên trên đường chạy loạn họ không thể về được đại sứ quán vì sợ đạn lạc ở thủ đô Tripoli nên quyết định đi thẳng ra biên giới Tunisia.
Những người này sẽ tới biên giới khoảng 19g ngày 6-3 (giờ Tunisia, 1g sáng 7-3 giờ VN). 76 người này có thể là những người cuối cùng rời Libya vì cho đến giờ sở chỉ huy tiền phương không còn nhận được nguồn thông tin nào cho biết còn người lao động VN kẹt ở Libya. Tuy nhiên, tổ công tác vẫn cắt đặt người ở lại để đón người của chúng ta nếu họ có mặt ở biên giới.
Trước đó 11g (giờ Tunisia), 525 người lao động tại trại tị nạn ở biên giới Ras Jdir đã được các chuyến xe của Tổ chức Di cư quốc tế đưa về sân bay Djerba Zaris (Tunisia) để chờ về nước.
Chuyến bay ngày 8-3
Trong ngày 6-3, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã có ba chuyên cơ chở khoảng 900 người lao động trở về và dự kiến trong đêm hai chuyên cơ khác sẽ đưa thêm 450 lao động về. Cùng ngày, tại sân bay Tân Sơn Nhất có ba chuyến bay mang về 117 người, trong đêm có thêm hai chuyến về với 100 người. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính đến 17g ngày 6-3 đã có 6.816 lao động về nước.
Dự kiến đến hết ngày 6-3 con số này sẽ lên tới hơn 7.000. Theo kế hoạch, trong hai, ba ngày tới toàn bộ số lao động đang ở các nước thứ ba quanh biên giới Libya sẽ được đưa về nước bằng đường hàng không. Trong khi đó, hơn 1.000 lao động khác vẫn đang trên đường về nước bằng tàu biển, dự kiến cập cảng Hải Phòng trong vài ngày tới.
Đến hôm nay 7-3, toàn bộ 10.334 lao động VN được đưa sang làm việc tại Libya đã được sơ tán an toàn ra khỏi nước này. Thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết dự kiến đến ngày 8-3, những người lao động VN cuối cùng sẽ rời khỏi Tunisia về nước (trừ 292 lao động ở Algeria sẽ về bằng máy bay thương mại vài ngày sau đó).
Cùng ngày, Vietnam Airlines (VNA) cho biết đã quyết định triển khai thêm một chuyến bay tới Djerba (Tunisia) mang số hiệu VN8686 sẽ cất cánh từ sân bay Nội Bài vào 8g sáng 8-3. Đây là chuyến bay thứ mười và sẽ là chuyến bay cuối cùng của cầu hàng không đưa lao động VN tại Libya hồi hương. Dự kiến chuyến bay này sẽ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào 10g25 ngày 9-3 với số lao động còn lại tại Tunisia. Theo VNA, đây là chiến dịch cầu hàng không lớn nhất từ trước tới nay kể từ khi hãng hàng không này được thành lập. Như vậy trong chiến dịch này, VNA đưa trên 3.000 lao động VN tại Libya về nước qua các cửa ngõ Cairo (Ai Cập), Djerba (Tunisia) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). VNA đã sử dụng toàn bộ máy bay Boeing 777 và đội ngũ phi công, tiếp viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp nhất để triển khai, hoàn tất chiến dịch trong thời gian ngắn, đảm bảo đúng kế hoạch mà Chính phủ đề ra.





Về đất mẹ bình yên
“Sống rồi, mẹ ơi!”. Đó là lời nghẹn ngào nước mắt của nhiều người lao động từ Libya trở về, khi máy bay vừa đáp xuống sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Họ thật sự đã thoát khỏi địa ngục trần gian để trở về với đất mẹ bình yên.
Trở về với đất mẹ không có nghĩa là khó khăn đã hết. Sắp tới, chuyện trang trải nợ nần, chuyện tìm kiếm việc làm sẽ là những nỗi bận tâm khó lòng tránh khỏi, đặc biệt trong điều kiện đất nước đang phải thắt chặt tín dụng và hạn chế đầu tư công để chống lạm phát như hiện nay. Tuy nhiên trở về đất mẹ, những người lao động đang được hưởng một trong những quyền cơ bản nhất và quan trọng nhất của con người. Đó là quyền được bảo đảm an ninh, quyền được sống trong trật tự và pháp luật. Mà quyền này được bảo đảm thì những khó khăn khác chỉ là tạm thời và hoàn toàn có thể vượt qua.
An ninh, trật tự và pháp luật cần thiết như khí trời. Thế nhưng, nhiều khi chúng ta chỉ cảm nhận được đầy đủ nhất, cấp thiết nhất về những giá trị này khi chúng không còn nữa. Tình trạng bắn giết, cướp bóc hỗn loạn ở Libya cho chúng ta thấy rất rõ điều trên. Khi mạng sống và tài sản của con người không được bảo đảm thì làm sao chúng ta có thể mơ tưởng đến chuyện mưu cầu hạnh phúc và xây dựng tương lai?!
An ninh, trật tự và pháp luật được người Việt chúng ta gọi một cách nôm na, giản dị là sự bình yên (nhiều khi được gọi là sự ổn định). Có bình yên, chúng ta có điều kiện để phát triển kinh tế, giáo dục, y tế và văn hóa... Có bình yên, mỗi người dân VN có điều kiện để tìm kiếm cơ hội trên mọi miền Tổ quốc, có điều kiện để phấn đấu cho cộng đồng và cho hạnh phúc cá nhân.
Tuy nhiên, sự bình yên không phải là món quà trời cho. Sự bình yên là hệ quả của các chính sách, lối sống, các giá trị văn hóa và tâm linh. Về dài hạn, công bằng xã hội là nền tảng của bình yên xã hội. Bất bình đẳng, sự chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, sự vận hành kém hiệu quả của hệ thống công lý là những nguy cơ đe dọa hủy hoại sự bình yên. Rất tiếc, những nguy cơ này vẫn chưa được khắc phục một cách toàn diện.
Đón những người lao động trở về từ nơi loạn lạc, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của sự bình yên và về trách nhiệm phải bảo vệ sự bình yên đó. Bảo đảm an sinh xã hội, chia sẻ các thành quả phát triển công bằng hơn và bảo đảm sự dự phần của đông đảo quần chúng, nhân dân vào việc hoạch định các chính sách là những việc cần làm ngay và cần làm có hiệu quả.
:KSV@18:
 
×
Quay lại
Top