Cai nghiện game online tại nhà

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
TT - Những thông tin mới nhất về cai nghiện game online mà người nghiện và gia đình có thể áp dụng.

87571260367046.jpg


Game online càng lan rộng ra ngoại thành TP.HCM. Ảnh chụp tại một điểm Internet ở xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi sáng 20-5 - Ảnh: N.C.T.
Tại VN, theo báo cáo nghiên cứu về Internet và công nghệ thông tin vào năm 2008, dự báo đến năm 2011 sẽ có hơn 10 triệu người chơi game online (G.O). Ngoài ra, trong số 20,2 triệu người sử dụng Internet có đến 53% là chat và chơi G.O.
Xác định nghiện G.O
Năm 1996, bác sĩ Kimberly Young - giám đốc Trung tâm phục hồi nghiện Internet (CAIR) - đã đưa ra một thang khảo sát để mọi người tự nhận biết mình có bị nghiện Internet - G.O hay không. Thang khảo sát gồm tám mục:
- Bạn bận tâm quá mức với G.O, Internet?
- Bạn thấy cần thiết phải sử dụng Internet hay chơi G.O với thời gian tăng dần để thỏa mãn bản thân?
- Bạn không thành công khi cố kiểm soát, giảm bớt sử dụng hoặc ngưng chơi G.O?
- Bạn bồn chồn, buồn rầu, suy nhược, dễ bị kích thích khi cố gắng giảm chơi G.O?
- Bạn lên mạng chơi G.O lâu hơn thời gian dự kiến?
- Bạn có nguy cơ mất cơ hội nghề nghiệp và học tập vì chơi G.O quá mức?
- Bạn nói dối gia đình, nhà trị liệu, bạn bè việc chơi G.O thường xuyên?
- Bạn chơi G.O như là cách để giảm bớt sự khó chịu (cảm giác thất vọng, tội lỗi...)?
Khi trả lời “có” từ năm câu trở lên trong tám câu trên thì bạn đã được coi là một trường hợp nghiện G.O.
Phương án “cai” G.O
1. Thực hành điều trái ngược
Việc tổ chức lại thời gian của người nghiện G.O là yếu tố quan trọng trong việc điều trị nghiện. Vì thế gia đình cần xem xét thói quen sử dụng Internet của người nghiện. Các vấn đề được đặt ra: thường xuyên lên mạng vào ngày nào? Thời gian nào? Trong bao lâu? Thường dùng máy tính ở đâu? Khi đã đánh giá bản chất việc chơi G.O ở người nghiện, cần thiết lập một bảng giờ giấc mới sử dụng Internet. Điều này như một thực hành trái ngược. Mục tiêu giúp người nghiện bỏ đi thói quen hằng ngày của họ và thích nghi với thời gian biểu mới sử dụng Internet.
2. Can thiệp bên ngoài
Cần có các bài tập như chơi thể thao, học bài, giúp việc nhà... như một can thiệp bên ngoài nhằm giúp người nghiện có ý thức tạo dần thói quen ít sử dụng Internet. Ngoài ra cần có đồng hồ báo thức, hoặc phần mềm quản lý giờ giấc chơi. Nếu người nghiện chơi quá thời gian quy định, người nhà cần can thiệp và nhắc nhở thường xuyên.
3.Thiết lập mục tiêu
Gia đình cần đưa ra những mục tiêu hợp lý cho người nghiện. Ví dụ một ngày thường chơi sáu tiếng thì đặt ra mục tiêu: tuần đầu giảm còn bốn tiếng, tiếp theo ba tiếng...Người nghiện nên có những lần sử dụng Internet ngắn nhưng không thường xuyên. Điều này sẽ giảm bớt sự thèm muốn G.O.
4. Thẻ ghi nhớ
Để giúp người nghiện tập trung vào mục tiêu giảm, ngưng sử dụng Internet, gia đình cần kiên nhẫn. Yêu cầu người nghiện lập danh sách những vấn đề phát sinh do nghiện Internet, lợi ích chính đạt được khi giảm, ngưng sử dụng Internet.
Tiếp theo, đề nghị người nghiện chuyển hai danh sách thành một phiếu mục lục, yêu cầu họ giữ nó trong túi quần hoặc túi áo khoác, ví. Hướng dẫn họ lấy phiếu ra nhiều lần trong tuần như là một sự gợi nhớ những gì họ muốn tránh, muốn làm cho bản thân khi bị quyến rũ sử dụng Internet. Việc này là cách tăng động lực dẫn đến quyết định ngưng sử dụng Internet.
5. Kiểm tra cá nhân
Cùng người nghiện liệt kê các hoạt động thú vị bị mất khi chơi G.O như đá banh, câu cá, đi bơi, cắm trại... Yêu cầu họ sắp xếp mỗi hoạt động trên theo thứ bậc: rất quan trọng, quan trọng, không quan trọng lắm. Khi đánh giá các hoạt động bị mất đi này, yêu cầu người nghiện phản ánh thành thật cuộc sống cá nhân trước khi bắt đầu chơi G.O. Việc này sẽ giúp người nghiện nhận thức hơn về những lựa chọn có liên quan với Internet.
6. Tham gia các nhóm hỗ trợ
Nhiều người nghiện G.O vì quá cô độc hoặc có ít hoạt động xã hội ngoài đời sống. Vì thế việc giúp người nghiện tham gia các nhóm hỗ trợ như Đoàn thanh niên, nhóm ở nhà thờ, nhà thiếu nhi, nhóm học bơi, nhóm học võ... giúp ích rất nhiều cho họ trong quá trình cai nghiện G.O.
7. Vai trò của gia đình
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc cai nghiện G.O. Để giúp người nghiện tái hòa nhập cuộc sống, người thân cần giảm quở trách người nghiện, tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm chia sẻ những khó khăn mà người nghiện đang trải qua, kể cả nhu cầu cảm xúc khi thiếu vắng Internet trong đời sống. Người thân cần tìm ra những thú vui mới, tạo những kỳ nghỉ dài cho người nghiện. Sự hỗ trợ từ gia đình có thể làm bệnh nhân nghiện G.O có khả năng phục hồi tốt.

LÊ MINH CÔNG (Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2)
 
Có quyết tâm hay hok thui.NHư mình nè cai được rùi nè...Ko còn chơi GO nữa,Thay vào đó mình đi tập thể hình:KSV@05:
 
Trước nhà mình có quán game mà có lần 2h đêm ra ngoài hành lang vẫn thấy có ng đang chơi, thậm chí đông là đằng khác, híc. Ko hỉu chủ quán và ng chơi nghĩ gì mà lại hđ đến tận giờ đó, cả các bậc phụ huynh nữa, bùn quá!
 
Không cai được.
Huhu
 
×
Quay lại
Top