Cái hẹn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

tienmanh0211

Thành viên
Tham gia
17/8/2016
Bài viết
2
Đến nay đã tháng 11 và gần như kết thúc năm 2016, tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam vẫn chưa có gì được gọi là đột phá để có thể hứa hẹn với một năm bội thu so với năm ngoái, những mục tiêu trong thu hút vốn đầu tư trự tiếp từ nước ngoài vẫn còn rất hạn chế. Theo các chuyên gia đánh giá, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thu hút vốn đầu tư nước đạt thấp so với mục tiêu đã đề ra.
Hơn 17 tỷ đô la Mỹ đổ vào thị trường Việt Nam

Bước vào năm 2016, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đứng trước nhiều sự thuận lợi với các cơ chế và chính sách phát triển KT - XH được nhà nước đã và đang tiếp tục ban hành, các bộ ngành, địa phương đang rất quyết tâm trong việc cải cách môi trường kinh doanh và thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó là việc Việt Nam đang quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế của thế giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, TM và đầu tư đã tác động rất tích cực mở ra rất nhiều cơ hội phát triển KT trong nước.

Fdi.jpg

Theo Sở Kế Hoạch và Đầu tư, để có thể đạt mục tiêu năm 2016 thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 23 tỷ đô la Mỹ, Việt Nam sẽ phải thu hút được hơn 5 tỷ đô la Mỹ trong vòng 2 tháng cuối năm nay. Trong điều kiện thời gian còn lại của năm 2016 không còn nhiều, việc có thể hoàn thành mục tiêu về con số tuyệt đối của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều không hề đơn giản, nếu như không muốn nói là không thể. Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến thời điểm này, ước tính các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 12,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh, sở dĩ vốn đầu tư nước ngoài giảm trước hết là do những tác động của tình hình KT và tài chính trên thế giới biến động cùng với sự kiện Brexit, các nhu cầu trên thế giới về những mặt hàng cũng giảm sút do đó các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thận trọng hơn. Bên cạnh đó, Hiệp định xuyên thái bình dương đang gặp khó khăn, sau sự kiện Anh rời EU… dẫn tới nguồn động lực cho vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam để được hưởng những ưu đãi từ cái gọi là “Made in Vietnam” cũng lu mờ, cũng giảm đi.

“Việt Nam đã và đang có những nỗ lực đổi mới, cải cách nhưng có những yếu tố bất lợi so với các nước khác, ví dụ giá lao động của Bangladet, Campuchia… rẻ hơn so với Việt Nam, do đó họ thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may. Chúng ta đã có những bước tiến nhưng các mặt tiến không nhanh, trong khi các nước trong khu vực lại tiến nhanh hơn, do đó chúng ta cần xem xét lại và phải nỗ lực hơn”, Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh nói.
 
×
Quay lại
Top