Cái chết oan của sinh viên thích "đú"


bac.jpg
Họ đang hủy hoại chính bản thân mình.

Tinmoi-Mộng ước "giàu sổi" đang từ từ giết chết sinh viên, nhất là những sinh viên thích "đú". Những hiểm họa luôn chờ ám sát họ.
Bạc bịp len lỏi trong giới sinh viên tự lúc nào không ai rõ. Những canh bạc đốt tiền chóng vánh. Sinh viên sát phạt nhau trên những chiếu bạc bằng những chiêu thức không kém phần tinh vi. Hai màu đen đỏ đổ nhuốm lên “những giấc mơ làm giàu siêu tốc” của những người trẻ nhiều huyễn tưởng.
Chỉ một canh bạc…
B chệnh choạng bước ra khỏi một quán cà phê trên phố Triệu Việt Vương. Dáng vẻ đầy mệt mỏi sau cả buổi sáng lao vào sát phạt nhau trên chiếu bạc. Số tiền 2 triệu đồng mà mẹ B chắt chiu, vất vả cả tháng vừa gửi cho B nộp tiền học, tiền nhà và chi tiêu trong tháng vừa được chính tay B đốt sạch không sót 1 xu chỉ trong một cuộc đỏ đen.
co-bac-1.jpg

Những nam sinh sát phạt nhau trong canh bạc đỏ đen.
B là sinh viên ĐH Giao thông vận tải, quê ở Hải Phòng - mảnh đất của những “tay chơi” có tiếng. Chẳng dám nhận là “dân chơi” bởi gia đình B cũng chỉ bình thường nhưng thỉnh thoảng máu đỏ đen được “khích lệ” bởi cái sự “túng tiền”… muôn thủa, B lại đặt cả hi vọng vào canh bạc với hết thảy những say mê như bị bỏ bùa.
Sáng nay, vừa được nhận tiền nhà gửi lên, B cùng một người bạn học ở Đại họcKinh tế quốc dân “đáp” xe xuống phố Triệu Việt Vương. Theo lời hẹn trước, “mấy “thằng” hẹn nhau đến đánh bài cho vui”. B rất “hào hứng” với “phi vụ” này, với mong mỏi “kiếm chút vốn để “nhổ” con Lap mới cắm”.
Vào cuộc chơi chỉ vài nghìn, rồi thì chục nghìn mỗi ván. B và K (bạn B) phối hợp khá nhịp nhàng, ăn ý, liên tục thắng trong những ván đầu. Càng đánh càng “máu”, càng hăng. “Máu ăn thua” nổi lên.
Cả nhóm lao vào sát phạt nhau. 100, 200 rồi 300 nghìn mỗi ván. Vận đỏ đen đến và đi cũng chóng vánh, B thua liên tục. Bước ra khỏi quán với gương mặt thất thần, toàn bộ số tiền mẹ gửi cầm chưa kịp nóng tay đã “bốc hơi” theo canh bạc. B thất thểu đi về, lo lắng ngổn ngang cho số phận chiếc Laptop, cho tiền học phí và những sinh hoạt phí trong tháng.
Những “bí kíp” phỉnh phờ
Là sinh viên năm cuối của Học viện kỹ thuật quân sự, dân Hà Nội “chính hãng”. Dù chẳng phải “tay chơi” đình đám nhưng S biết đươc nhiều mánh khóe của giới bạc bịp qua tiếp xúc với những tay “bạc già” và cũng được coi là có “đôi chút kinh nghiệm”.
Giọng S khề khà: “Trước hết, nói đến đánh bạc thì có thể nói là có nhiều thể loại như: xóc đĩa, tá lả, 3 cây… Mỗi loại có những cách thức khác nhau…”. Chậm rãi, tỉ mỉ và bài bản. S bắt đầu “trổ” những… kiến thức “chuyên môn”.
co-bac-2.jpg

Bên cạnh tiền, điện thoại trở thành "vật cầm cố" trong những canh bạc.
"Thực ra, cờ bạc chỉ là trò đỏ đen thôi” - S chia sẻ. Người tham gia chủ yếu là những sinh viên ham chơi, quên học. Trường ĐH nào mà chẳng có, nhiều lắm, nhất là các trường Giao thông, Xây dựng (vì mấy trường này nhiều sinh viên nam mà lại có “phong trào”)”.
Phổ biến nhất là trò xóc đĩa và chơi bài lá. Cả xóc đĩa và bài lá đều có những cách thức riêng để qua mặt thiên hạ mà những sinh viên còn “non” kinh nghiệm chẳng bao giờ phát hiện được. S chia sẻ: “Bịp ở trong sóc đĩa thường có 2 cách. Cách 1 là gắn camera vào đáy bát. Cách này gần như sinh viên không dùng. Còn cách 2 là dùng súc sắc có gắn nam châm để nghe tiếng, từ đó có thể biết được là chẵn hay lẻ”.
Các kiểu bịp của bài lá thì nhiều vô kể nhưng cách thức thì hầu hết giống nhau vì chung quy cũng chỉ nhằm biết được quân bài của đối phương là gì. Sinh viên thường dùng những mánh tiểu xảo khá phổ biến như: dùng móng tay ấn mạnh vào lá bài để đánh dấu. Tinh vi và nghệ thuật hơn có những con bạc “có tầm’, có năng khiếu, nhanh mắt, nhanh tay, có cách thức xếp bài riêng mà chỉ cần xếp bài thôi là đã có thể đánh cho đối phương tơi tả. Ngoài ra, hiện đại hơn nữa là đeo kính áp tròng. Đeo loại kinh này có thể nhìn được quân bài qua việc quan sát mắt của đối phương.
Khi tôi hỏi: Đã lần nào S bị bịp hay đi bịp người khác chưa? S thẳng thắn: “Bị bịp thì chưa. Còn đi bịp thì….(cười). Chủ yếu mình chỉ chơi với bạn bè. Thỉnh thoảng chơi với người ngoài thì cũng chơi “lịch sự”, nếu có thì cũng chỉ “phím bài” thôi”.
“Phím bài” là việc 2 đồng minh đã thỏa thuận trước với nhau. Qua những cử chỉ để làm hiệu cho nhau. Tùy sự thống nhất, hợp tác của từng người chơi. Ví dụ: để úp bài xuống nền là ám chỉ quân át, xoay bài lên tay là Q, lấy bài gảy tóc là J…
“Với những con bạc mới và “béo” thì lúc đầu chơi thường thả cho “ăn”. Khi hăng rồi thì tăng tiền và áp dụng các chiêu thức để… kéo lại vốn, buộc cho con mồi phải dốc túi.
co-bac-3.jpg

Nỗi đau, sự hối hận muộn mằn đằng sau những canh bạc.
Nạn nhân của cờ bạc bịp thường là những sinh viên ham chơi hoặc những sinh viên ngoại tỉnh túng mà làm liều, hi vọng một canh bạc đỏ đen lay chuyển tình thế. Chủ nhân của những “chiêu thức”…bịp cũng lại là chính những sinh viên nhưng đã “có nghề”, ở một đẳng cấp khác. Nghe S kể thì những “chiêu thức” bạc bịp đã tinh vi tưởng như là đã thành… nghệ thuật. Các con bạc bị bịp một cách êm ru, không hề hay biết. “Mà có biết thì cũng chẳng dại mà nhận là bị bịp, nếu không hóa ra tự nhận nó là thằng… ngu à” . Mà cũng có chứng cứ đâu. Đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
Lời kết
Người ta bảo: “Cờ bạc có ma”, nhưng con ma ấy là do thói buông thả, giấc mơ “giàu sổi” của những sinh viên ấy tạo ra. Nếu cứ ngập ngụa trong cờ bạc, chính những sinh viên kia đang tự tay hủy hoại tương lai, tiền đồ của mình và kéo theo những hệ lụy, liên quan tới gia đình, bạn bè và những người xung quanh.
 
×
Quay lại
Top