Cách để trở thành một người anh, người chị tốt

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Một người anh/chị tốt có thể tạo nên một sự thay đổi lớn đối với đứa em ruột của họ. Tuy rằng bố mẹ có thể trở thành hình mẫu lý tưởng hơn, nhưng mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà mới chính là chìa khóa phản ánh quá trình phát triển để trở thành một người thành công và có trách nhiệm cho đất nước. Bạn có thể làm một người anh, người chị tốt bằng cách hỗ trợ em mình, làm những điều tử tế cho cô/cậu ấy, và trở thành một tấm gương sáng cho em nhỏ noi theo.

I. Hỗ trợ em ruột


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-1.jpg


1. Trở thành người biết lắng nghe. Có thể cách dễ và trực tiếp nhất để làm một người anh, người chị tốt là dành thời gian để hỏi xem ngày hôm nay của em mình diễn ra như thế nào và lắng nghe trọn vẹn. Cố gắng kéo em bạn ra để nói chuyện riêng mỗi ngày một lần và có một cuộc trò chuyện ngắn với cô bé hay cậu bé, đặc biệt là nếu em bạn đang trong độ tuổi 13-14 hoặc thanh thiếu niên. Những đứa em trong gia đình rất mong sự lắng nghe và thấu hiểu thường xuyên từ những người mà họ kính trọng.

Bạn nên tập tói quen tích cực lắng nghe trong cuộc đối thoại với em ruột, cho dù đó là một cuộc tán gẫu ngắn hay cuộc trò chuyện chân tình. Để trở thành một người anh/chị tích cực lắng nghe em ruột, bạn nên tiến hành cuộc trò chuyện với mục đích là tăng thêm sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên. Cuộc trò chuyện sẽ là một cơ hội học hỏi để bạn hiểu em mình rõ hơn và có một cuộc thảo luận đầy ý nghĩa.

Chú tâm hoàn toàn vào em bạn và để cô/cậu ấy nói mà không cắt ngang. Bạn nên công nhận những điều em mình nói và phản hồi một cách ân cần, không phán xét. Điều này sẽ giúp cho cuộc hội thoại được cởi mở và khuyến khích cô bé hay cậu nhóc tâm sự với bạn thường xuyên hơn.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-2.jpg


2. Giải quyết những xung đột theo cách chín chắn và chân thành. Mặc dù anh chị em ruột thường có xu hướng cãi vả ầm ĩ, thậm chí cấu xé lẫn nhau, nhưng bạn nên nỗ lực để hạn chế những trận cãi nhau lớn và kịch tính với người em của mình. Điều này có nghĩa là bạn phải tỏ ra người lớn hơn và để em ấy thắng trong những “trận chiến” không mấy quan trọng. Bạn cũng nên cố gắng đưa ra một sự thỏa hiệp với em mình để mỗi người đều có được một chút thứ mình muốn và đôi bên cùng có lợi. Em bạn sẽ cảm thấy rằng mình được anh/chị hỗ trợ và tôn trọng, đồng thời em ấy cũng học được rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có được thứ mình muốn.

Nếu không thể giải quyết mối bất hòa với em ruột theo cách riêng, bạn có thể tìm đến những người đáng tin cậy khác để xin lời khuyên. Họ có thể là một người bạn lớn hơn, một người thân lớn hơn trong gia đình hoặc bố mẹ. Thường thì mâu thuẫn giữa anh chị em trong nhà không mấy nghiêm trọng và có thể tự giải quyết với nhau. Nhưng cũng không có gì đáng xấu hổ nếu như bạn tìm đến sự giúp đỡ của người khác. Điều này sẽ cho em của bạn thấy rằng bạn không ngần ngại tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-3.jpg


3. An ủi em bạn khi cô/cậu ấy đối mặt với khó khăn hay thất bại. Em ruột của bạn sẽ có lúc trải qua đủ thứ điều gian nan và mệt mỏi, đối mặt với một thử thách khó khăn hay thậm chí nếm mùi thất bại mặc dù đã cố gắng làm rất tốt một khía cạnh nào đó. Thay vì làm cho em ấy hổ thẹn vì lỗi lầm của mình hay cảm thấy tệ hại vì đã gây rối, bạn nên an ủi và động viên em mình nhiều hơn.

Bạn có thể an ủi bằng cách nói với cô bé/cậu bé rằng em phải ngẩng cao đầu và tự hào, cho dù em đã không đạt được điều mình muốn hay thất bại. Bạn cũng có thể động viên để cô/cậu nhóc nhớ rằng “thất bại là mẹ thành công” và em sẽ có cơ hội khác để làm tốt hơn.

Một cách khác để an ủi là làm em bạn phân tâm khỏi sai lầm bằng cách đưa cô bé hay cậu nhóc đến nhà hàng hay địa điểm vui chơi yêu thích của họ. Đôi khi, sự phân tâm có thể vực dậy tinh thần và giúp chúng ta thôi gặm nhấm lỗi lầm của mình.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-4.jpg


4. Tôn trọng ranh giới và quyền tự do ý chí của em bạn. Việc dạy cho em của bạn biết về ranh giới và quyền tự do ý chí, hay quyền trở thành một người không giống với bất kỳ ai sẽ giúp cô ấy/cậu ấy biết cách tôn trọng bản thân và người khác. Bạn nên tôn trọng ranh giới cá nhân của em mình bằng việc không cù, chọc ghẹo hay chạm vào người em ấy mà không có sự đồng ý. Bạn cũng nên tôn trọng quyền tự do ý chí và không cố gắng áp đặt ý kiến hoặc quan điểm của bạn vào em bạn, cũng như không điều khiển suy nghĩ của em ấy.

Một cách khác để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do ý chí đối với em ruột là không ép cô bé/cậu bé lớn quá nhanh hay làm những việc của người lớn nếu em ấy vẫn còn nhỏ hay ở tuổi thanh thiếu niên. Quan trọng là bạn phải để em mình được trải nghiệm như một người trẻ, kể cả nếu điều đó có nghĩa là phạm sai lầm hay phải đối phó với những cuộc đấu tranh tư tưởng, chỉ cần bạn luôn ở bên cạnh như một nguồn động viên và để cho cô/cậu ấy tự khám phá ra mọi thứ. Nếu em bạn muốn làm những chuyện của người trưởng thành, chẳng hạn như đi ăn tối hay đi xem chương trình biểu diễn nào đó, dĩ nhiên bạn hoàn toàn có thể thực hiện cùng. Tuy nhiên, đừng cố bắt em bạn làm những chuyện của người lớn nếu như cô ấy/cậu ấy tỏ ra không hứng thú hay không muốn tìm hiểu.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-5.jpg


5. Cho em ruột những lời khuyên dựa trên kinh nghiệm từ bản thân bạn. Bạn cũng có thể hỗ trợ em mình bằng cách cho lời khuyên mỗi khi được hỏi. Hạn chế khuyên nhủ khi cô ấy/cậu ấy không yêu cầu vì điều đó mang lại cảm giác trịch thượng và áp đặt. Chỉ cho lời khuyên khi được hỏi và sau khi bạn đã lắng nghe những điều em mình nói. Thay vì cho em ấy những lời khuyên chung chung hay lơ đễnh, bạn nên cân nhắc dựa trên trải nghiệm của bản thân và cách mà bạn đã sắp xếp để giải quyết hoặc xử lý với vấn đề nhất định. Điều đó cho thấy bạn có sự đồng cảm với em trai/em gái của mình và muốn hỗ trợ em ấy theo cách rất chân thành.

Chẳng hạn, có thể cô em gái của bạn đang gặp rắc rối trong việc cân bằng giữa việc học và các hoạt động ngoài giờ. Cô bé nói với bạn rằng em không chắc mình có thể vừa hoàn tất việc học ở trường đồng thời luyện tập thể thao hay không lơi là lớp học vẽ ngoài giờ. Bạn có thể nói rằng, “Ừm, khi còn học phổ thông, anh cũng đau đầu về việc quản lý quỹ thời gian. Sau đó, anh quyết định làm một bảng thời gian biểu để mình có thể tuân thủ đúng giờ nào, việc ấy mỗi ngày. Nhờ vậy mà anh kiểm soát được và cảm thấy đỡ áp lực hơn về tất cả bổn phận của mình”.

Em ruột cũng có thể sẽ hỏi bạn về chuyện tình cảm. Nếu có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn nên khuyến khích em ấy nói về cảm giác và tình huống cụ thể cho bạn nghe. Bạn sẽ có thể cho những lời khuyên về cách làm sao để có được một mối quan hệ tốt đẹp và có trách nhiệm với người nào đó. Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp cho em mình những cách nhìn nhận về mối quan hệ, đặc biệt nếu bạn đã từng trải qua những bài học quý giá về tình yêu và sự lãng mạn.

II. Làm những điều tử tế cho em ruột


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-6.jpg


1. Giúp đỡ em bạn làm bài tập về nhà và những nghĩa vụ khác. Một trong những điều tử tế hơn mà bạn có thể làm cho em ruột của mình là giúp đỡ về bài tập về nhà và những việc học hành khác. Nếu cô bé sắp có một bài thuyết trình, đề nghị được nghe thử bài thuyết trình ấy. Nếu cậu nhóc đang loay hoay với đống bài tập toán, bạn hãy ngồi xuống và giúp đỡ. Tập trung hỗ trợ một cách thực tế bằng việc đưa ra kiến thức của bạn về vấn đề cụ thể hay đơn giản là giúp cô ấy/cậu ấy một tay để đồ án được hoàn thành đúng hạn.

Bạn cũng có thể giúp cô bé hoàn thành việc lặt vặt trong nhà hay chia ra làm phụ công việc nào đó mà cậu em đang phải hoàn thành cho kịp thời hạn gấp rút của trường.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-7.jpg


2. Tham gia những buổi trình diễn hay sự kiện của em ruột. Có thể em bạn sắp có một buổi trình diễn hay một sự kiện thể thao lớn. Cố gắng để trở thành khán giả hay người cổ vũ em ấy từ phía khán đài. Việc tham dự những sự kiện đặc biệt của em ruột sẽ là một điều tốt đẹp mà bạn có thể làm cho cô bé/cậu nhóc, như một cách thể hiện sự ủng hộ từ một người anh hoặc chị lớn trong nhà.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-8.jpg


3. Đứng về phía em bạn trong những tình huống khó xử. Như một người anh hay chị lớn, bạn nên dõi theo và đứng về phía em mình mỗi khi em ấy rơi vào những tình huống ngượng ngùng hay khó giải quyết. Có thể là đương đầu với một kẻ hay bắt nạt ở trường nếu cậu ta bắt đầu chọc ghẹo em bạn, hay đứng ra hòa giải khi bố mẹ và em ruột của bạn cãi nhau. Cố gắng đứng về phía em bạn và cùng với cô ấy hoặc cậu ấy giải quyết tất cả mâu thuẫn hay vấn đề với người khác. Hành động này sẽ cho em bạn thấy rằng bạn sẵn lòng có mặt để hỗ trợ bất cứ lúc nào.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-9.jpg


4. Khuyến khích em trai/em gái theo đuổi sở thích và mục tiêu của mình. Những người anh/chị lớn sẽ luôn hành động như thể họ là một người thành công trong mắt đứa em của mình, và luôn ủng hộ để em mình trở thành người tài giỏi nhất có thể. Hãy để ý đến những khả năng và tài năng của em bạn, sau đó tích cực giúp đỡ để cô nhóc hay cậu nhóc có thể phát triển cũng như cải thiện những năng lực ấy.

Ví dụ, nếu em bạn thể hiện niềm yêu thích hội họa, bạn nên khuyến khích cô bé ghi danh vào các lớp học vẽ hoặc thiết kế một phòng tranh tại gia cho em ấy. Nếu cậu em ruột chia sẻ với bạn về một mục tiêu, chẳng hạn như mong muốn giành được học bổng để theo học ngôi trường Ivy League ưu tú, bạn cần sát cánh để giúp cậu nhóc đạt được mơ ước ấy. Điều này bao gồm việc cùng săn học bổng hay viết bản nháp cho bài tự luận của cậu ấy.

III. Trở thành tấm gương sáng cho em ruột


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-10.jpg


1. Làm tốt cả việc ở trường lẫn khi về nhà. Hãy trở thành một tấm gương tốt cho em mình bằng cách hoàn thành tốt việc học cũng như những bổn phận của bạn ở nhà. Em ruột của bạn sẽ chú ý nếu bạn chăm chỉ cả trong chuyện trường lớp và hoàn thành những trách nhiệm đối với gia đình, chẳng hạn như luyện tập thể thao cùng với làm việc nhà. Khi bạn nỗ lực cho những nhu cầu và bổn phận của bản thân, bạn sẽ trở thành người thầy thông thái trong mọi lĩnh vực trong mắt em mình, cũng như cân bằng được cuộc sống của riêng bạn với việc hỗ trợ em trai hay em gái tốt hơn.

Hãy nhớ rằng: dù bạn luôn phải nỗ lực để làm tốt nhất có thể, nhưng cũng có khi bạn vấp ngã trước mặt em ruột của mình. Măc dù bạn muốn xuất hiện như một hình mẫu hoàn hảo nhưng em của bạn sẽ quý trọng bạn hơn nếu bạn cho cô ấy/cậu ấy thấy rằng bạn cũng là con người và cũng có lúc mắc sai lầm. Điều này sẽ khiến bạn trở nên tương đối và chân thật, bạn sẽ có thể chia sẻ những khó khăn và thất bại của mình với em trai/em gái, như vậy em ấy cũng sẽ giãi bày những điều tương tự với bạn.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-11.jpg


2. Duy trì một nếp sống xã hội lành mạnh. Một cách khác để bạn có thể làm gương cho em mình là cố gắng duy trì một cuộc sống xã hội năng động và lành mạnh. Sẵn sàng kết nối với một nhóm bạn gồm những người có thể trở thành ví dụ tốt đẹp đối với em bạn và cho em trai/em gái của bạn thấy cách để hòa nhập với xã hội ngoài kia.

Nếu em gái bạn gặp rắc rối trong việc kết bạn và kết nối với mọi người, bạn nên rủ cô nhóc đi chơi với bạn bè của bạn một buổi. Điều này sẽ giúp em bạn cảm thấy được đón nhận và cô bé sẽ có cơ hội học cách hòa nhập xã hội như bạn đang làm.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-12.jpg


3. Thể hiện sự tôn trọng đối với bố mẹ và người lớn tuổi. Tỏ ra kính trọng khi bố mẹ nói chuyện với bạn và lịch sự khi bạn đang ở cùng những người lớn tuổi hơn, như giáo viên hay bạn của bố mẹ. Duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với những người hơn tuổi trong cuộc sống, từ bố mẹ cho đến thầy/cô hay vị cố vấn, điều đó sẽ giúp cho bạn phát triển hình ảnh tốt đẹp trong mắt em trai/em gái của mình. Quan trọng là bạn cũng nên thể hiện thái độ tôn trọng ấy với cả em ruột.


cach-de-tro-thanh-nguoi-anhchi-tot-13.jpg


4. Xin lỗi và thừa nhận khi bạn sai. Một tấm gương tốt là người sẵn sàng thừa nhận cái sai của mình và đưa ra lời xin lỗi chân thành về sai lầm đó. Nếu bạn làm điều gì có lỗi, bạn cần phải sẵn sàng để xin lỗi và thừa nhận. Làm điều này trước mặt em ruột để cho cô ấy/cậu ấy thấy giá trị của lời xin lỗi và tầm quan trọng của việc trở nên nhún nhường và thành thật, kể cả khi đã làm sai. Điều này sẽ giúp em của bạn hiểu rằng nếu lỡ làm sai cũng không sao, quan trọng là phải biết thừa nhận điều đó, thì mới có thể bỏ qua được
Dịch bởi kênh sinh viên
Nguồn: Wikihow
 
×
Quay lại
Top