Cách cải thiện kỹ năng xã hội

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Sở hữu kỹ năng xã hội tốt là một phần quan trọng trong việc xây dựng tình bạn, tận hưởng cuộc sống và thành công trong sự nghiệp. Nếu bạn là một người hướng nội, điều đó có thể khó tham gia vào cuộc trò chuyện với những người mà bạn không biết. May mắn thay, bạn càng thực hành kỹ năng xã hội, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập hơn

phương pháp 1: Tăng cường giao tiếp bằng lời nói

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-1-Version-3.jpg

1. Lưu ý âm lượng và âm sắc của giọng nói của bạn

Đừng nói quá nhỏ hoặc quá to. Nói ở mức âm lượng có thể dễ nghe, và thể hiện sự tự tin nhưng không bao giờ thể hiện sự gây hấn.
Nhớ điều chỉnh âm lượng giọng nói cho phù hợp với môi trường xung quanh.
Nếu có thể, hãy nói ở cùng âm lượng và âm điệu như mọi người xung quanh
Nếu bạn thấy rằng bạn nói nhanh vì bạn lo lắng , hãy thử nói với tốc độ bằng một phần ba tốc độ bình thường của bạn. Thủ thuật này được gọi là nói chậm, và nó không chỉ giúp bạn nói rõ ràng, nó còn có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-2-Version-3.jpg

2. Tìm hiểu cách thức phù hợp để bắt đầu một cuộc trò chuyện

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói điều gì đó chung chung, thay vì nói về vấn đề quá cá nhân vì điều đó có vẻ xúc phạm hoặc gây khó chịu cho một số người. Nhận xét về thời tiết, hoặc có thể một số sự kiện hiện tại bạn đã nghe về tin tức gần đây. Bạn có thể khen ai đó về trang phục họ đang mặc hoặc cách họ làm tóc. Xã giao không phải lúc nào cũng dễ dàng; vì thường có thể khó nghĩ chính xác những gì cần nói. Dưới đây là một vài ví dụ:
"Đó là một chiếc mũ đẹp, bạn đã mua nó ở đâu"?
"Không hiểu sao thời tiết lại kỳ lạ thế cơ chứ?"
"Phong cảnh nhìn từ đây thật là tuyệt."
"Không phải lớp giáo sư James hấp dẫn sao?"

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-3-Version-3.jpg

3. Học cách triển khai cuộc trò chuyện

Sau khi nói về các vấn đề chung chung như các sự kiện đang diễn ra, bạn hãy thử đưa ra các chủ đề gần gũi hơn hoặc có liên quan hơn bằng cách đặt những câu hỏi đi sâu hơn một chút. Các câu hỏi lịch sự về gia đình, nghề nghiệp hoặc sở thích có thể mở rộng cuộc nói chuyện và giúp câu chuyện có ý nghĩa hơn. Nhớ rằng một cuộc đối thoại bao gồm hai người, do đó bạn nên tránh nói quá ít hoặc ngược lại. Cố gắng hỏi những câu hỏi mở càng nhiều càng tốt; nói cách khác, bạn hãy đặt những câu hỏi bao gồm những từ như “như thế nào”, “tại sao”, hoặc “cái gì” thay vì hỏi những câu mà người kia có thể đáp lại một cách đơn giản là “Có” hoặc “Không” vốn không có tác dụng khuyến khích người kia nói chuyện thêm. Sau đây là một vài cách để triển khai cuộc nói chuyện:
"Vậy anh đang làm nghề gì thế?"
"Kể thêm cho mình nghe về gia đình bạn đi."
"Làm sao cô quen chủ buổi tiệc này vậy?"
"Chị tham gia chương trình ăn kiêng này bao lâu rồi?"
"Cuối tuần này bạn có kế hoạch gì?"

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-4-Version-3.jpg.webp

4. Tránh các chủ đề nhạy cảm

Có một số chủ đề bạn nên tránh khi tương tác với người không quen lắm. Nói chung, đó là những chủ đề có thể gây tranh cãi như tôn giáo, chính trị hoặc chủng tộc/dân tộc, v.v…. Ví dụ:
Mặc dù bạn có thể hỏi người kia về cuộc bầu cử sắp tới, nhưng việc hỏi họ định bầu cho ai có thể gây khó chịu.
Bạn có thể hỏi về tôn giáo của ai đó một cách chung chung, nhưng việc hỏi quan điểm của nhà thờ về vấn đề giới tính có thể không được hay lắm.

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-5-Version-3.jpg

5. Kết thúc cuộc đối thoại một cách lịch sự

Thay vì đột ngột kết thúc câu chuyện và bước đi ngay, bạn hãy cố gắng cư xử lịch thiệp. Nhã nhặn nói với họ rằng bạn phải đi và tỏ cho họ thấy rằng bạn rất thích cuộc nói chuyện.[3] Bạn có thể thử dùng các câu tích cực như:
“Tôi có việc phải đi bây giờ, hy vọng chúng ta sẽ sớm gặp lại.”
"Tôi có cuộc hẹn với ngân hàng nên phải đi bây giờ, rất vui khi được nói chuyện với chị."
"Tôi thấy hình như anh đang bận nên không dám giữ anh. Nói chuyện với anh rất vui."

Phương pháp 2: Nâng cao kỹ năng giao tiếp không lời

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-6-Version-3.jpg

1. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể

Cử chỉ của chúng ta thường truyền đạt những thông điệp mạnh mẽ hơn lời nói.[4] Nhớ rằng ngôn ngữ cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội. Bạn hãy lưu ý và dành thời gian suy ngẫm các thông điệp mà bạn chuyển tải đến những người khác thông qua dáng điệu, ánh mắt và biểu cảm trên nét mặt.
Nếu bạn tránh giao tiếp bằng ánh mắt, đứng cách xa hoặc khoanh tay trước ngực, những người khác có thể hiểu rằng bạn không muốn tiếp xúc.
Thể hiện dáng điệu tự tin và mỉm cười nhiều hơn một chút, thường xuyên giao tiếp bằng ánh mắt với người đang nói chuyện với mình, đứng thẳng người và thả lỏng hai cánh tay. Cách này chắc chắn là sẽ tạo nên ấn tượng tốt cho người mà bạn đang nói chuyện.

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-7-Version-3.jpg

2. Quan sát xem những người khác hành xử như thế nào trong các tình huống xã hội

Chú ý kỹ ngôn ngữ cơ thể của họ và nghĩ xem tại sao họ lại giỏi giao tiếp với mọi người. Quan sát dáng điệu, cử chỉ, nét mặt và cách họ giao tiếp bằng ánh mắt. Nghĩ xem bạn có thể bắt chước họ hoặc cải thiện ngôn ngữ cơ thể của bạn như thế nào trong khi nói chuyện.
Tìm hiểu xem những người mà bạn đang quan sát quen thân nhau “đến mức nào”. Điều này là quan trọng vì ngôn ngữ cơ thể giữa bạn bè thân thiết sẽ khác hẳn so với khi bạn nói chuyện với người hoàn toàn xa lạ, ngay cả trong tình huống thông thường.
Ghi nhớ trong đầu những điều bạn trông thấy và quan sát được. Cách này sẽ hướng dẫn và giúp đỡ bạn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của mình.

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-8-Version-3.jpg

3. Cải thiện các kỹ năng giao tiếp không lời ở nhà

Nhà là nơi tốt nhất để bắt đầu học điều mới, bởi vì môi trường quen thuộc sẽ không làm bạn phải e ngại. Bạn có thể thử quay lại hình ảnh của mình khi giao tiếp với người nhà và cân nhắc xem nên cải thiện ngôn ngữ cơ thể ra sao. Bạn cũng có thể tập ra điệu bộ trước gương; huy động sự hỗ trợ của những người gần gũi trong gia đình, thậm chí của bạn bè thân thiết. Đây là một phương pháp có hiệu quả, vì bạn sẽ nhận được phản hồi hữu ích và trung thực mà có thể không tìm được từ những người khác. Một vài lời khuyên khác bao gồm: đưa vai ra sau, giữ cột sống thẳng, nâng cằm lên song song với mặt đất.
Một trong những ưu điểm lớn nhất khi tập luyện ở nhà chính là môi trường riêng tư và ít áp lực.
Đừng ngượng ngùng! Ở đây chỉ có bạn và chiếc gương thôi mà! Hãy thoải mái thử các kiểu biểu cảm và cử chỉ khác nhau.

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-9-Version-3.jpg

4. Tập trung giữ nụ cười chân thành ngay khi bạn gặp mặt người kia

Ai cũng biết nụ cười là một cách tuyệt vời để biểu lộ sự cởi mở với người khác và khiến người ta cảm thấy dễ chịu. Chỉ cần nở một nụ cười khi gặp mặt mọi người là bạn sẽ làm cho mọi việc dễ dàng hơn

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-10-Version-3.jpg

5. Thực hành giao tiếp qua ánh mắt

Tập giao tiếp bằng mắt nhiều hơn khi bạn đã thấy thoải mái với việc này. Đừng nhìn chằm chằm vào mắt người khác, nhất là khi bạn không thấy thoải mái, bởi vì điều này có thể gây cảm giác khó chịu. Bạn chỉ nên nhìn vào mắt người kia 3-5 giây. Khi thực hiện điều này dễ dàng hơn, dần dần việc giao tiếp bằng mắt sẽ trở nên tự nhiên đối với bạn.
Khi bạn không ngồi ngay bên cạnh ai đó, hãy nhìn vào tai hoặc vào điểm giữa hai mắt của họ. Đây là việc giả vờ giao tiếp bằng mắt, nhưng mọi người sẽ không nhận thấy sự khác biệt.
Nếu bạn sợ giao tiếp bằng mắt, một số chuyên gia tâm lý xã hội khuyên bạn nên tập thực hiện việc này với chiếc ti vi. Mở chương trình tin tức và thử nhìn vào mắt của phát thanh viên trên truyền hình.

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-11-Version-3.jpg

6. Dành thêm một chút thời gian cho bản thân

Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với vẻ ngoài của bạn. Dành thêm một chút thời gian để đảm bảo rằng bạn thích vẻ ngoài của mình và cảm thấy tự tin về bản thân sẽ giúp mọi tình huống xã hội khác trở nên dễ dàng hơn. Phát triển thói quen vệ sinh, mua một số quần áo mới hoặc một đôi giày bạn thích và mặc quần áo chất lượng tốt nhất không chỉ cải thiện sự tự tin mà còn khiến bạn trở nên hòa nhập xã hội hơn

Phương pháp 3: Thực hành ngoài đời thực

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-12-Version-2.jpg

1. Tìm một nơi mà những người ở đó có vẻ dễ gần

Việc bắt chuyện với một người không quen biết ở nhưng nơi này có vẻ ít rủi ro hơn và dễ được chấp nhận hơn. Có một số tình huống dễ dàng hơn những tình huống khác, nhất là khi bạn bắt đầu tương tác xã hội. Thông thường siêu thị hoặc ngân hàng là những nơi không thích hợp để bắt chuyện với những người hoàn toàn xa lạ (người ta chỉ đến đấy để mua thực phẩm). Trái lại, quán cà phê, các sự kiện thể thao và các trung tâm cộng đồng là những địa điểm tuyệt vời để bắt chuyện với những người mới thú vị.
Để gặp gỡ những người mới, bạn có thể gia nhập các hội nhóm như câu lạc bộ thể thao nghiệp dư hoặc câu lạc bộ sách. Lớp rèn luyện thể hình cũng thường là nơi rất thích hợp để bắt đầu một cuộc trò chuyện.

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-13.jpg

2. Bắt đầu từ việc nhỏ, nói chuyện với những người phục vụ để bắt đầu thực hành

Hỏi thăm người phục vụ quầy ngày hôm đó thế nào. Cảm ơn người đưa thư khi họ ghé qua hoặc hỏi đồng nghiệp về ngày cuối tuần của họ. Bạn không cần phải khai thác sâu vào cuộc trò chuyện ngay. Hãy bắt đầu từ những câu trao đổi ngắn. Nhớ rằng nói lời chào với ai đó sẽ chẳng có hại gì. Rất ít khả năng bạn sẽ gặp lại họ lần nữa, và những câu chào hỏi xã giao bình thường là cách hay nhất để thực hành

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-14.jpg

3. Chọn một người có vẻ như không bận rộn

Tiến đến gần đối tượng với ngôn ngữ cơ thể cởi mở và tỏ ra muốn làm quen với họ. Đây thường là cơ hội tốt để bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện có ý nghĩa.
Tự tin khi tiếp cận người khác. Nếu bạn quá lo lắng thì người kia cũng sẽ lo lắng theo!
Nhớ cất điện thoại đi. Hành động dán mắt vào điện thoại trong suốt cuộc nói chuyện sẽ khiến mọi người khó chịu và họ sẽ nghĩ rằng bạn thích điện thoại hơn là nói chuyện với họ!

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-15.jpg

4. Suy nghĩ về cuộc trò chuyện đã qua

Nếu cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp, bạn hãy ghi chú những điều bạn đã làm đúng và lần sau cố gắng làm lại như vậy. Nếu sự việc không được suôn sẻ, bạn hãy đánh giá lại tình huống để biết chính xác bạn đã làm gì không được tốt lắm.
Có phải bạn đã tiếp cận người có vẻ đang bận rộn hoặc có ngôn ngữ cơ thể khép kín?
Ngôn ngữ cơ thể của bạn có cởi mở và dễ gần không?
Bạn có mở đầu cuộc trò chuyện bằng một chủ đề thích hợp không?


aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-16.jpg

5. Nói chuyện nhiều hơn với mọi người

Các kỹ năng xã hội của bạn sẽ dần tốt lên nhờ thực hành. Càng giao tiếp và tương tác với mọi người, bạn sẽ càng làm tốt hơn.
Cố gắng không để các tương tác xã hội tiêu cực làm bạn nản lòng. Thông thường thì những cuộc gặp gỡ như vậy không phải là lỗi của bạn.
Hãy nhớ rằng thường sẽ có những thất bại khi bạn cải tiến. Học hỏi từ tình huống, và đi về phía trước để trang bị kiến thức mới.

aid296363-v4-728px-Improve-Social-Skills-Step-17.jpg

6. Tham gia một nhóm hỗ trợ

Nhóm hỗ trợ thường là môi trường an toàn và thoải mái để bạn học cách trò chuyện. Bạn không phải là người duy nhất đến đó để rèn luyện kỹ năng nói chuyện. Còn chờ gì mà bạn không thực hành với những người đồng hội đồng thuyền? Chính việc bạn muốn cải thiện các kỹ năng xã hội đã cho thấy rằng bạn là người cởi mở và sẵn sàng thực hành với họ. Bạn hãy đến với những người có cùng mục tiêu với mình để được hỗ trợ.
Nếu bạn nghi ngờ sự lo lắng xã hội đang can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu được chứng nhận chuyên về Rối loạn lo âu xã hội.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: Wikihow​
 
×
Quay lại
Top