Buồn chán không chỉ có nghĩa là buồn chán

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo

Boring Doesn't Just Mean Dull
Advanced studies in boredom.
Published on May 30, 2012 by Peter G. Stromberg, Ph.D. in s.ex, Drugs, and Boredom

Trong 1 nền văn hoá giải trí, mọi người mong đợi và khao khát có 1 mức độ hưng phấn cao. Họ nghe nhạc ầm ĩ liên tục, không ngừng tương tác với bạn bè của họ qua mạng, và xem những cảnh hành động, bạo lực và t.ình d.ục. Khi mức độ kích thích này không có sẵn để dùng - có lẽ khi 1 người đang ở trường học hoặc nơi làm việc - họ cảm thấy buồn chán. Và tất nhiên, cảm thấy buồn chán thúc đẩy họ quay lại với những hoạt động giải trí.

Nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Tối qua khi tôi đang nói chuyện với con gái 17 tuổi của tôi, cô bé bắt đầu mở 1 tạp chí ra và nhanh chóng ném nó qua 1 bên, thốt ra 1 từ "chán". Nhưng nó không có vẻ chán với tôi.

Vậy, cô ấy muốn nói điều gì? Cô ấy muốn nói rằng cô không thể kết nối với tờ tạp chí. Cô ấy không thể đồng nhất hoá với những bài viết và những tấm ảnh trong tạp chí. Cô không thể dấn mình với chất liệu trong tạp chí và tiếp tục được là bản thân cô ấy.

Nhàm chán không chỉ có nghĩa là "không thú vị." Nếu bạn nghĩ về nó 1 cách cẩn thận, bạn sẽ thấy trong nhiều trường hợp, những thứ bạn xem là nhàm chán gây ra cho bạn những kiểu cảm xúc nào đó: chúng làm bạn khó chịu, chúng khước từ bạn. Về cơ bản, những người và những hoạt động nhàm chán là mối đe doạ mơ hồ. Ví dụ, 1 kiểu người nhàm chán là 1 ai đó dồn bạn vào chân tường và nói về những rắc rối của họ trong 20 phút. Người này không để cho bạn là bạn vì họ độc chiếm cuộc nói chuyện khiến bạn không thể tham gia vào mối tương tác.

Điều đó cũng giống với những người khác và những hoạt động mà chúng ta phân loại chúng là buồn chán: Giống như 1 tờ tạp chí nhàm chán, bạn không thể tham gia vào chúng và tiếp tục là bản thân bạn. Nếu bạn nói chuyện với 1 người nhàm chán, bạn phải phản hồi lại với sự say mê trước những quan điểm và những hành động mà bạn không quan tâm đến chúng, bạn phải giả vờ tạo ra sự thích thú trong mối tương tác.

Các nhà nhân loại học từ lâu đã nhận thấy những người trong nhiều nền văn hoá khác nhau không thoải mái về những thứ đôi khi bị dán nhãn là "những hiện tượng chuyển tiếp." (liminal phenomena). Thuật ngữ này chỉ về những đối tượng và những tình huống không dễ dàng để đặt chúng vào trong những phân loại quen thuộc của chúng ta. Ví dụ quen thuộc: 1 con dơi. Ngày nay chúng ta biết nó là 1 động vật có vú, nhưng cách đây vài thế kỉ nó dường như là sinh vật kì lạ nằm giữa loài chim và loài gặm nhấm. Do đó nó bí ẩn 1 cách đáng sợ. Hoặc hãy xem xét về thời gian. Thời điểm nào gây sợ hãi và bí ẩn? 12h đêm, nó ở giữa 2 ngày, khoảnh khắc khi 1 ngày chuyển sang ngày khác.

Khi chúng ta không thể xác định sự việc đó là gì, chúng có vẻ như bí ẩn và chúng làm chúng ta khó chịu. Đó là 1 yếu tố trong quan điểm về buồn chán của chúng ta. Chúng ta cảm thấy buồn chán khi chúng ta không có bất kì cách thức tương tác dễ chịu nào với 1 người hoặc 1 hoạt động, chúng ta lúng túng và thấy khó hiểu. Do đó chúng ta nói rằng nó nhàm chán, không thú vị. Nhưng điều chúng ta thường không hoàn toàn nhận ra là những thứ chúng ta xem là nhàm chán cũng là thứ gây đe doạ, vì vậy chúng ta muốn tránh xa chúng.



Nguồn: PsychologyToday

 
×
Quay lại
Top