Bức thư xúc động của một bà mẹ gửi thầy cô dịp năm mới

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Tôi không coi thầy cô là những người hoàn hảo, tôi coi họ như những đồng nghiệp của mình, cùng chung chí hướng dạy con.

Nếu có "sự cố" xảy ra trong giáo dục, tôi sẽ đánh giá lỗi lầm của thầy cô dựa trên mức độ hậu quả chứ đừng chỉ dựa trên lý do “thầy giáo, cô giáo thì phải là người hoàn hảo”. Điều này vô tình sẽ kết tội nặng cho giáo viên từ những sự việc rất nhỏ.Nhân dịp đầu xuân năm mới , kính chúc các thầy, các cô sức khỏe để vững bước trên con đường gian nan của nghề giáo phía trước. Tôi là phụ huynh của một học sinh 9X, còn đang trong lứa tuổi nhiều nghịch ngợm, nhiều ham chơi. Làm mẹ, hơn ai hết tôi hiểu nỗi cực nhọc trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con. Tôi viết thư này, mong muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những ai đã từng làm nghề giáo.

Thú thực, là mẹ nhưng tôi không ít lần... ghen tỵ với thầy cô giáo. Từ những năm 3 tuổi, con trai tôi đã thuộc lời bài hát: “Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô ấy hai mẹ hiền”. Đối với con tôi ngày đó, cô giáo là “thần tượng”. Vì vậy, bất cứ điều gì tôi dạy con mà chỉ cần... sai lệch một chút, con sẽ nói: "Không phải, cô dạy con thế này cơ". Con thích đến lớp hơn ở nhà, thích nghe cô giáo đọc truyện, dạy hát múa hơn mẹ.

1-9-700343-1958.jpg

Con tôi lớn lên, nhiều khi xa vòng tay của cha mẹ, gần gũi hơn trong vòng tay củathầy cô. Con sinh ra trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, đươc tiếp cận nhiều thông tin đa chiều, được chăm lo đủ moi mặt, con phát triển sớm hơn thế hệ chúng tôi. Trong sự khác nhau giữa hai thế hệ, nếu bố mẹ mà không khéo léo dạy dỗ thì con sẽ chống đối, hoặc làm ngược lại những điều răn đe. Tôi đã từng rất đau đầu trong việc giáo dục con ở cái tuổi dở dở ương ương này. Thế nhưng, nhờ sự giáo dục, yêu thương của thầy cô nên con dần dần trưởng thành hơn.

Là một người mẹ vừa làm việc cơ quan, vừa đảm việc nhà, nhưng tôi luôn coi cácthầy cô là... siêu nhân. Tôi cảm thấy mình nuôi dạy một đứa con đã vất vả, thế màthầy cô phải nuôi dạy mấy chục đứa con, mỗi đứa một tính nết thì quả thực mệt nhọc. Chỉ tính riêng thời gian giáo viên trên bục giảng đã là 8 tiếng, bao gồm soạn bài, chấm bài, chữa bài, soạn đề, làm đồ dùng dạy học, giáo dục học sinh cá biệt, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu… Công việc đối với giáo viên đâu chỉ trên trường trên lớp mà theo cả về nhà. Cô giáo về nhà cũng xoay việc nhà, chợ búa, bếp núc, săn sóc chồng con, cha mẹ… hàng trăm việc không tên đặt lên đôi vai người phụ nữ.

Là giáo viên, tôi chỉ muốn con mình được dạy dỗ tốt nhất mà vô hình đã đè nặng nhiều áp lực lên giáo viên chủ nhiệm. Đó còn chưa kể áp lực từ phía học sinh, nhà trường, xã hội... Mọi thứ đều đổ lên đầu giáo viên cả, nghề giáo cũng là một nghề phải chịu nhiều thiệt thòi, khi chế độ lương bổng và đãi ngộ chưa cao. Có một sự thật là nhiều giáo viên đã hối hận vì chọn nhầm nghề.

Thế nhưng, những nỗi khổ này thầy cô đâu biết kêu than với ai. Thầy cô phải gồng gánh tất cả những thứ mệt nhọc đó trên đôi vai của mình, luôn giữ một hình ảnh hoàn hảo nhất trong mắt học trò, là nơi tin tưởng của các bậc phụ huynh.

Tôi không coi thầy cô là những người hoàn hảo, tôi coi họ như những đồng nghiệp của mình, cùng chung chí hướng dạy con. Vì vậy, nếu có "sự cố" xảy ra trong giáo dục, tôi sẽ đánh giá lỗi lầm của thầy cô dựa trên mức độ hậu quả chứ đừng chỉ dựa trên lý do “thầy giáo, cô giáo thì phải là người hoàn hảo”. Điều này vô tình sẽ kết tội nặng cho giáo viên từ những sự việc rất nhỏ.

Soi vào câu chuyện thời hiện đại, nhiều người cho rằng truyền thống tôn sư trọng đạo đã không còn nguyên vẹn nữa. Bản thân tôi nhận thấy rằng, chúng ta cần nhìn nhận về nghề giáo một cách công bằng để có cách cư xử đúng mực. Giáo viên cũng chỉ là con người, cũng có thể mắc sai lầm, ở đâu cũng có một số nhỏ giáo viên không tử tế. Nhưng đừng vì thế mà quy kết hết cho rằng người giáo viên hiện nay đã xuống cấp về đạo đức, nhân phẩm.

Còn biết bao thầy cô âm thầm, hi sinh để gieo con chữ cho học sinh vùng khó khăn mà không màng đến lương bổng, trợ cấp. Còn biết bao thầy cô coi học sinh như con, thậm chí chăm lo cho những người con của chúng ta còn nhiều hơn con cái của họ. Họ là những kẻ "làm dâu trăm họ", vui thì nhiều người biết, nhưng buồn thì mấy ai hay?.

Theo GDVN
 
×
Quay lại
Top