Bong bóng hoa Tulip - Cuộc khủng hoảng đầu tiên

windy190591

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
27/6/2016
Bài viết
58
Bong bóng hoa Tulip Hà Lan – Cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên trên thế giới

---

Nhắc đến Hà Lan, chắc hẳn ai cũng đều biết đến loài hoa tulip, một biểu tượng cho địa vị và sự phồn vinh của đất nước. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Bong bóng hoa tulip Hà Lan là cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên được ghi nhận, khi giá của hoa không ngừng tăng vọt rồi sau đó lao dốc một cách thảm hại.

Hoa tulip có một đặc điểm: chúng bị ảnh hưởng bởi những virus, làm thay đổi màu sắc của cánh hoa, khiến cho giá của hoa luôn thay đổi trên thị trường. Sang thế kỷ 17, hoa trở thành loại hàng hóa có sức thu hút đặc biệt không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn có nhiều chủng loại khác nhau. Đến những năm 1630 đã xuất hiện một số nhà môi giới hoa tulip. Hoa tulip nhanh chóng trở thành đề tài bàn tán sôi nổi khắp mọi nơi, khiến tất cả tin rằng đất nước Hà Lan đang đổ xô vào hoa tulip và kiếm nhiều lợi nhuận từ mặt hàng này.

Giá của tulip ngày càng tăng cao, nhất là trong giai đoạn 1634 – 1636. Vào năm 1636, người Hà Lan đã tạo ra một hình thức giao dịch là thị trường hợp đồng tương lai chính thức. Đây là hình thức mà các hợp đồng mua củ hoa tulip được ký kết ở hiện tại nhưng hàng hóa, cụ thể là hoa hoặc củ tulip được trao tay vào cuối mùa vụ. Không dừng lại ở đây, những hợp đồng này còn được mua đi bán lại như cổ phiếu. Các trung tâm buôn bán được hình thành tại các sàn giao dịch chứng khoán ở Amsterdam, Haarlem, Leyden và nhiều nơi khác.

Năm 1637, giá hoa tulip lên đến đỉnh điểm trong một cuộc đấu giá huyền thoại đã diễn ra tại thị trấn Alkmaar và nó được so sánh như đợt sóng thị trường chứng khoán những năm 1920.

Sức mạnh của “cổ phiếu” củ hoa tulip không hề suy giảm cho đến khi thị trường “hốt bạc” này bỗng nhiên đổ sập xuống do các tay chơi lớn quyết định bán tháo. Giá củ hoa rơi thẳng đứng chỉ còn 1% giá trị đã khiến các nhà buôn hoảng loạn, chạy đua để xả sạch kho dự trữ. “Nhà buôn giàu có bị hạ cấp gần như thành kẻ ăn mày. Nhiều người trong hàng ngũ quý tộc chứng kiến cơ đồ của mình bị phá hủy mà không thể cứu vãn”, nhà báo người Scotland Charles Mackay viết trong cuốn sách của ông về thời kỳ này.

Chính phủ Hà Lan đã lập ra một hội đồng chịu trách nhiệm dọn sạch đống đổ nát mà “cơn cuồng loạn” tulip gây ra. Tuy nhiên nền kinh tế nước này vẫn chìm trong khủng hoảng nhiều năm sau đó.


=> Để theo dõi nhiều tips hay về Tài chính - Kế toán, xem tại Fanpage Creative E-learning Box (CEB) nhé!

---

Expand your Mind – Change your World
 
×
Quay lại
Top