Bộ bài giảng về khởi nghiệp của Y Combinator

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Giới thiệu về lớp học: CS183B là một lớp học của trường đại học Stanford dành cho những sinh viên muốn khởi nghiệp, lập startup. Sam Altman, chủ tịch Y Combinator (một trong những công ty đầu tư và hướng dẫn cho startup thành công nhất tại Mỹ), là giáo viên chính của lớp học này. Với kinh nghiệm đã đầu tư cho 725 công ty, Sam Altman và Y Combinator chắc chắn sẽ có nhiều bài học quý báu cho những nhà khởi nghiệp trẻ.

18096694531_4d1b03e039_b.jpg


Tuy vậy, Sam Altman không phải là người duy nhất giảng dạy tại CS183B. Mỗi buổi học, lớp học này lại có những vị khách mời nổi tiếng trong giới startup và đầu tư đến để thuyết trình những bài học từ kinh nghiệm bản thân của mình, như: Dustin Moskovitz (đồng sáng lập viên Facebook), Peter Thiel (sáng lập PayPal), Aaron Levie (sáng lập Box), Ben Silbermann (sáng lập và CEO Pinterest)....

CS183B đã trở thành một hiện tượng của năm 2014 trong giới startup trên toàn cầu. Nhận thấy giới khởi nghiệp và startup đang là một lực lượng trỗi dậy trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại, Ezlaw, với mong muốn mang tới kiến thức cho giới này, đã quyết định viết lại những bài học, câu nói hay nhất của từng bài giảng CS183B dưới dạng hình vẽ, infographic.

Hy vọng đây sẽ là một lớp học có ích cho giới khởi nghiệp, startup của Việt Nam. Những ai muốn theo dõi đầy đủ các buổi học của CS183B có thể vào link này: https://startupclass.samaltman.com/

Trích 1 phần buổi học

Dịch bởi: Ken Tran​
 
Hiệu chỉnh:
Lớp học Startup - Phần 1: Ý tưởng và Sản phẩm

18089268012_5b07e379e3_b.jpg


Công thức tính khả năng thành công của một startup là bằng <ý tưởng tuyệt> nhân <sản phẩm tuyệt> nhân <thực hiện tuyệt> nhân <may mắn>. Trong đó, yếu tố may mắn là một con số ngẫu nhiên chạy từ 0 đến 10 000. Tuy vậy, nếu bạn làm thật tuyệt vời 4 yếu tố còn lại thì khả năng startup của bạn thành công vẫn sẽ được tăng cao lên.

17904759438_e10e1d0f55_b.jpg


Ý tưởng phải là thứ xuất hiện đầu tiên. Nói một cách khác, chỉ xây dựng startup khi bạn đã tìm thấy một ý tưởng mà bạn tin là thực sự cần phải được khai phá.

Nếu bạn không thực sự tâm huyết và tin tưởng vào ý tưởng bạn đang xây dựng, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng. Hãy nhớ rằng một startup thường mất 10 năm trước khi thành công. Ngoài ra, những startup có ý tưởng tốt thì dễ dàng kiếm được nhân tài vào làm cùng mình hơn.

18093646721_2314319820_b.jpg


Bạn cần một ý tưởng nghe qua thì tưởng là tồi, nhưng phân tích kỹ thì nó lại là một ý tưởng tuyệt vời.

Ngược lại, ý tưởng mà nghe thôi đã thấy nó hay thì không phải là một ý tưởng tuyệt vời cho startup. Bởi nếu ý tưởng đó tốt (một các dễ dàng) như vậy thì sẽ có rất nhiều người cùng làm nó. Bạn cần có một ý tưởng độc quyền. Bạn cần phải tìm được một thị trường mà trong đó bạn giữ vị trí độc quyền và sau đó có thể phát triển mở rộng ra các thị trường khác.

Các nhà khởi nghiệp hay mắc phải một lỗi chung là họ cố gắng có được một ý tưởng to lớn để khởi đầu. Không! Cái bạn cần là một ý tưởng dành riêng cho một thị trường đặc trưng, và từ đó mà phát triển to lớn lên. Đó là cách mà hầu hết các công ty lớn đã phát triển.

18093647481_7c8a3c10f8_b.jpg


Một ý tưởng tốt cho startup thường rất dễ để giải thích và rất dễ để hiểu. Nếu phải mất hơn 1 câu để giải thích bạn đang làm gì, thì đó là dấu hiệu rằng việc đó quá phức tạp.

18066178366_ccbc38d560_b.jpg


Đặt ra trước các kế hoạch phát triển dài lâu sẽ mang lại cho bạn những lợi thế rất lớn cho khởi đầu. Bạn không phải đặt ra kế hoạch cho tất cả mọi thứ, nhưng bạn sẽ thực sự muốn có một điểm xuất phát tốt để khởi đầu.

18066178326_b1afe4ed65_b.jpg


Bạn cần phải dự đoán được thị trường của bạn sẽ phát triển như thế nào. Bạn cần có một thị trường mà sẽ phát triển lớn sau 10 năm. Đừng nghĩ về thị trường hiện tại, hãy nghĩ đến thị trường của tương lai. Các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhỏ nhưng có khả năng phát triển nhanh, hơn là thị trường lớn nhưng phát triển ì ạch.

18092701215_f05f5144a3_b.jpg


Và tất nhiên, để có được một startup thành công, bạn cần phải biến một ý tưởng tuyệt vời thành một sản phẩm tuyệt vời. Cho đến khi bạn làm ra được một sản phẩm tuyệt, thì những thứ khác không có ý nghĩa gì.

Về dài lâu, công ty với sản phẩm tuyệt luôn thắng. Đừng bận tâm về chuyện đối thủ của mình thu được nhiều tiền đầu tư hay họ sẽ làm gì trong tương lai. Rất ít startup thất bại vì cạnh tranh, hầu hết họ thất bại vì không làm ra được một sản phẩm mà ngưởi sử dụng yêu.

17470087164_01f430aa17_b.jpg


Nhiệm vụ của một nhà khởi nghiệp, startup là làm ra được một sản phẩm mà người sử dụng yêu thích. Để làm được việc đấy, bạn phải kết nối, gần gũi và hiểu được người sử dụng sản phẩm của mình.

Hãy liên tục hỏi người sử dụng đưa ra ý kiến của họ về sản phẩm của mình, sau đó dùng những phản hồi này để phát triển và nâng cấp sản phẩm đó. Hãy lặp đi lặp lại quá trình này một cách nhanh nhất có thể.

17472131843_8cdee6e545_b.jpg


Bạn cần có người sử dụng để giúp bạn đưa ra ý kiến phản hồi. Nhưng bạn phải tìm những người sử dụng đó một cách thủ công. Đừng sử dụng các phương thức quảng cáo như google ads để tìm những người sử dụng đầu tiên. Bạn không cần quá nhiều người sử dụng đầu tiên, bạn chỉ cần một số lượng vừa đủ để đưa ra ý kiến phản hồi cho bạn hàng ngày, và rồi cuối cùng cũng sẽ yêu sản phẩm của bạn.

18089268402_91227e0f5b_b.jpg


Những nhà khởi nghiệp giỏi luôn gần gũi với người sử dụng. Vì vậy, từ những ngày ban đầu, họ đều làm tất cả mọi thứ trong startup của mình như bán hàng, hỗ trợ khách hàng, quảng cáo…Ban đầu, đừng thuê người khác tự làm hết các công việc cho mình, hãy tự làm những việc đó.

17904988800_a4e9687baf_b.jpg


Làm ra một sản phầm mà "ít người thực sự yêu nó", tốt hơn nhiều so với việc làm ra một sản phẩm mà "nhiều người chỉ thích nó một chút". Nói trên một góc độ khác, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để mà phát triển một sản phẩm có ít người yêu thành nhiều người yêu, hơn là một sản phẩm có nhiều người thích thành nhiều người yêu.
Nếu bạn khiến cho người sử dụng yêu sản phẩm của mình, người sử dụng chắc chắn sẽ nói lại cho bạn bè của họ. Cái đó gọi là Word of Mouth.

17906453239_df81e7d509_b.jpg


Hãy bắt đầu với những thứ đơn giản. Dễ dàng hơn nhiều để mà làm ra một sản phẩm tuyệt từ những tính năng đơn giản. Nếu không tin tôi, hãy tưởng tượng Facebook và Google những phiên bản đầu.

18066177966_ac8a8ce018_b.jpg


Hãy bị ám ảnh với chính sản phẩm của mình. Hãy cảm thấy thật sự đau khổ khi mà sản phẩm của mình là một sản phẩm tồi. Hãy cảm thấy mất ăn, mất ngủ và không làm được bất kỳ việc gì khác trước khi sửa và nâng cấp sản phẩm của mình một cách nhanh chóng.

Hãy trở thành một kẻ cuồng tín với chính sản phẩm của mình.

Nguồn: EZLawBlog
 
Hiệu chỉnh:
Lớp học Startup - Phần 2: Nhóm

17801599333_dcca896edc_b.jpg


Tại phần 2, chúng ta sẽ nói về "nhóm" trong startup. Như bạn đã biết, một nhóm trong startup sẽ bao gồm 2 thành phần chính: các đồng sáng lập viên và các nhân viên.

18234557420_c94d99b66c_b.jpg


Đồng sáng lập viên với bạn phải là một người mà bạn hiểu và biết trong nhiều năm.

Mối quan hệ giữa các đồng sáng lập viên là một trong những điều quan trọng nhất của một công ty. Trên thực tế, lý do hàng đầu khiến cho startup thất bại sớm chính là việc các đồng sáng lập viên bất đồng với nhau.

Trong khi đó có rất nhiều nhà khởi nghiệp đi tìm đồng sáng lập viên như đi tìm bạn gái một cách bừa bãi vậy, kiểu như: “ê, tôi đang đi tìm một người khởi nghiệp cùng, chúng ta không biết nhau là ai, hãy cùng mở một công ty đi”. Đó là một điều điên rồ để làm. Việc chọn ngẫu nhiên một đồng sáng lập viên, hay chọn một người mà bạn không biết rõ, không phải là bạn của bạn, là một ý tưởng rất rất tồi.

18423955051_72eab4d36e_b.jpg


Tự làm startup một mình là một ý tưởng tồi. Tuy nhiên, thà tự một mình mở công ty còn hơn là mở công ty với một đồng sáng lập viên tồi.

Khi bạn đang tìm một người để khởi nghiệp cùng, hãy nghĩ đến James Bond. James Bond là một đồng sáng lập viên lý tưởng cho mọi startup. Hãy tìm một người như mẫu hình điệp viên 007 này: luôn bình tĩnh, cứng rắn, và biết phải làm gì trong mọi tình huống. Anh ta còn phải là một người quyết đoán, sáng tạo, và luôn sẵn sàng cho mọi thứ có thể xảy ra.

18234557890_17b57b5af0_b.jpg


Trong nhóm đồng sáng lập viên, nên có ít nhất là một người chuyên về kỹ thuật hoặc chuyên về ngành nghề của công ty.

Có một ý nghĩ mà ngày càng phổ biến hơn trong giới khởi nghiệp, đó là: "chúng ta không cần một đồng sáng lập viên chuyên kỹ thuật, chúng ta sẽ thuê những người làm giúp ta những vấn đề này, chúng ta chỉ cần làm những nhà quản lý giỏi là đủ". Theo kinh nghiệm của những người đi trước, thì đây không phải là một ý nghĩ tốt và nó sẽ không thành công như mong đợi.

18236082469_dab2c7c4ca_b.jpg


Khi nào các đồng sáng lập viên nên thỏa thuận chia cổ phần công ty ? Để tránh các mâu thuẫn và hiều nhầm không đáng có (khiến cho startup thất bại vì bất đồng), hãy làm sớm nhất có thể, ngay sau khi cùng bắt tay làm việc với nhau.

Ngoài ra, các nhà đồng sáng lập nên có điều khoản “vesting” cho trường hợp một sáng lập viên rời khỏi startup. Hãy lấy ví dụ về một startup có 2 sáng lập viên: điều khoản “vesting” sẽ chạy trong 4 năm, sau 4 năm cùng làm việc cho startup, mỗi sáng lập viên sẽ có 50% cổ phần của công ty. Nhưng nếu một trong hai người này rời khỏi công ty trong năm đầu tiên, thì anh ta sẽ không nhận được gì cả (0%). Nếu rời sau 2 năm thì sẽ chỉ nhận được 25%, sau 3 năm là 37.5%. Điều khoản vesting là một điều khoản quan trọng để đảm bảo giá trị của công ty mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.

18234557770_565ddcd216_b.jpg


Hãy cố không tuyển nhân viên trong những ngày đầu tiên của công ty.

Có nhiều người đánh giá sự thành công của một startup thông qua số lượng nhân viên của startup đó. Trên thực tế, có quá nhiều nhân viên lại có thể là một điều tồi tệ cho một startup. Bạn phải chi trả một lượng tiền lớn cho tiền lương hàng tháng, việc điều hành phức tạp hơn, công ty đưa ra được quyết định chậm hơn, và còn rất nhiều nhược điểm khác của việc có quá nhiều nhân viên trong một startup. Ngoài ra, như lớp học trước đã nói, để làm ra được một sản phẩm tuyệt, bạn phải biết làm và đã làm mọi công việc trong startup của mình.

Về sau, bạn có thể tuyển nhân viên nhanh hơn, nhiều hơn, và tăng kích cỡ của công ty, những hãy nhớ rằng trong những ngày đầu tiên, mục tiêu của bạn là Không tuyển nhân viên.

17801598983_bd16ef4a95_b.jpg


Những nhân viên đầu tiên sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của công ty. Vì vậy, bạn phải tìm được những nhân viên mà tin vào ý tưởng, sản phẩm của công ty như chính bạn đang tin vào chúng vậy. Hãy coi những nhân viên đầu tiên của startup mình như những đồng sáng lập viên với mình.

3 câu hỏi mà bạn nên đặt ra cho mình khi tuyển một nhân viên: Anh ta có thông minh không ? Anh ta có thể hoàn thành được công việc mình sẽ giao không ? Và, bản thân mình có muốn làm việc cùng với anh ta không ? Hãy tuyển nhân viên đó vào làm cùng mình khi bạn trả lời cả 3 câu là có.

Ngoài ra, hãy tuyển những người mà bạn đã biết hoặc những nhân viên khác của bạn đã biết.

18234444728_787bc12cd1_b.jpg


Bạn muốn tiêu 0% hoặc 25% thời gian của bạn vào việc tuyển nhân viên. Hoặc là không tuyển nhân viên, hoặc là coi việc việc tuyển nhân viên là một trong những việc quan trọng nhất, tốn thời gian nhất của mình.

Ngoài ra, lớp học startup còn có 2 lời khuyên khác cho bạn khi tuyển nhân viên

Thứ nhất, hãy hỏi chi tiết về những công việc, dự án mà trước đây họ đã làm. Vì một lý do nào đó, mà ngày đây các nhà khởi nghiệp, startup thường hay đặt câu hỏi tình huống, logic, giải đố để tuyển nhân viên. Để tìm hiểu đúng năng lực của một người, việc đó thực sự không hiệu quả bằng việc tìm hiểu chi tiết và sâu vào những thứ mà người đó đã làm và đạt được.

Thứ hai, có nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần có một ý tưởng tuyệt là sẽ có nhiều người giỏi muốn vào làm cho bạn. Điều đó không thực sự đúng. Trên thực tế, những người giỏi nhất sẽ chỉ muốn làm cho bạn khi họ đã thấy sản phẩm của bạn. Đó cũng là lý do mà tại sao lớp học trước của chúng ta có nói rằng: “Cho đến khi bạn làm ra được một sản phẩm tuyệt, thì những thứ khác không có ý nghĩa gì”.

18422253355_129b460296_b.jpg


Hãy nhắm thưởng 10% cổ phần của công ty cho 10 nhân viên đầu tiên, và những người này chỉ được nhận phần thưởng của mình sau 4 năm làm việc thành công tại công ty. Sau 4 năm, những cống hiến mà các nhân viên đầu tiên này mang lại cho công ty sẽ lớn hơn rất nhiều giá trị ban đầu của 10% cổ phần kia.

Bởi vì nhiều lý do, mà các nhà sáng lập thông thường khá là ki bo trong việc thưởng cổ phần cho nhân viên, nhưng lại rất hào phóng khi đưa cổ phần công ty mình cho các nhà đầu tư. Hãy làm ngược lại điều đó. Nhân viên của một startup sẽ chỉ tăng giá trị của công ty theo thời gian. Trong khi đó, các nhà đầu tư thường chỉ biết đưa tiền cho bạn và không làm gì cả (mặc cho những lời hứa giúp đỡ trước đó của họ). Như vậy, nhân viên mới chính là những người xây dựng nên giá trị thật của công ty bạn.

18395856376_ed9b33b05a_b.jpg


Một điều mà các nhà sáng lập thường quên là: sau khi đã tuyển được nhân viên tốt, bạn còn phải giữ họ ở lại được bên mình. Hãy luôn làm cho nhân viên của mình vui vẻ và cảm thấy họ là quan trọng đối với công ty. Đó cũng là lý do mà tại sao việc thưởng cổ phần cho nhân viên là một điều rất quan trọng để tăng giá trị của công ty.

17801598753_e35921cb46_b.jpg


Hãy học cách sa thải nhân viên.

Sa thải nhân viên là một trong những điều tồi tệ nhất mà một lãnh đạo công ty phải làm. Nhiều nhà sáng lập trẻ đợi quá lâu để mà sa thải một nhân viên nào đó, với hy vọng rằng nhân viên này sẽ thay đổi. Nhưng hy vọng này thường là không thành hiện thực.

Vì vậy, để tốt cho công ty, và tốt cho cả nhân viên của mình, hãy sa thải nhân viên một các nhanh chóng khi bạn thấy họ: 1) làm việc một cách tồi tệ 2) tự tạo những chia rẽ trong công ty, 3) có thái độ tiêu cực với công việc và những người khác.

Nhưng, một nhà lãnh đạo giỏi cũng phải biết cân bằng giữa việc sa thải nhân viên nhanh chóng và việc làm cho các nhân viên khác cảm thấy an toàn, không bất oan khi làm việc. Trên lý thuyết thì đó là biết cách tha thứ cho nhân viên khi họ chỉ làm sai một, hai hoặc ít lần, và biết cách sa thải ngay những nhân viên liên tục làm sai.


Phần 3 nói về Cách thực hiện, hoạt động startup sẽ sớm ra mắt

Để hiểu thêm các kiến thức về khởi nghiệp, hãy ấn vào ĐÂY

Nguồn: Ezlaw
 
×
Quay lại
Top