Biến đổi xã hội trong môn xã hội học

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
1. Khái niệm biến đổi xã hội
1.1. Khái niệm.

•Mọi xã hội - cũng giống như tự nhiên - không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó.
•Do đó bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi.
• Và sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này làm cho ta thấy sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở nên dường như chuyện thường ngày.
• Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu rộng nhất, cho đó là một sự thay đổi so sánh với
Một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước.
•Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc của xã hội (hay tổ chức xã hội của xã hội đó) mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội.
1.2 định nghĩa

•Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian.
•August Comte, người đưa ra thuật ngữ xã hội học đã tin tưởng rằng khi các nhà xã hội học xác định những nguồn gốc của sự biến đổi xã hội, thì họ có thể giúp cho xã hội một tương lai tốt hơn.
•A. Comte tuyên bố rằng, biến đổi xã hội là:
-Chắc chắn sẽ xảy ra;
-Nó theo một con đường phát triển,
-Những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn.

•A.Comte tin tưởng rằng, thông qua biến đổi xã hội, nhân loại chuyển từ người nguyên thuỷ dốt nát đến con người được giáo dục.

•Như vậy, mọi cái đều biến đổi. Và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi.

• Tất cả cac xã hội đều ở trong một thực trạng "đứng yên trong sự vận động liên tục".

Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, người ta chia nó ra làm hai cấp độ khác nhau như sau:

1.Những biến đổi vĩ mô : một phạm vi rộng lớn. trong những thời kỳ dài

•Một ví dụ điển hình về sự biến đổi vĩ mô là sự hiện đại hóa, đó là một quá trình qua đó các xã hội trở nên khác nhau bên trong nhiều hơn, như sự thay đổi các thiết chế xã hội giản đơn bằng những thiết chế xã hội phức tạp.

2.Biến đổi vi mô: liên quan đến những biến đổi nhỏ, nhanh được tạo nên những quyết định không thấy hết được, như sự tương tác trong quan hệ của con người trong đời sống hàng ngày.

2. Đặc điểm của biến đổi xã hội
  • Ảnh hưởng của biến đổi xã hội cũng khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ phạm vi của sự biến đổi xã hội đó.
  • Hơn nữa, biến đổi xã hội có thể tạo nên ảnh hưởng vừa tích cực hoặc vừa không tích cực.
  • Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả. Có những biến đổi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài.
  • Nhưng cũng có những biến đổi diễn ra trong những thời kỳ dài, có khi hàng nghìn năm hay vài thế hệ.
3. Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan.

-Như đã nói ở trên, có những cách hiểu biết khác nhau về sự biến đổi xã hội.

-Một phần do quan điểm học thuật, cách tiếp cận vấn đề khác nhau, một phần cũng bởi khái niệm biến đổi xã hội có liên quan gần gũi với một vài khái niệm gần kề nó.

-Bởi lẽ đó, chúng ta cần làm rõ hơn một vài khái niệm liên quan đến biến đổi xã hội.

3.1- Biến cố xã hội.

•Các nhà nghiên cứu thường phân biệt khái niệm biến cố xã hội với biến đổi xã hội.
•Một biến cố xã hội (một sự kiện xã hội) như một cuộc bầu cử, một cuộc biểu tình, một cuộc đình công... nó có thể đem lại sự thay đổi nhưng cũng có thể không đem lại một sự thay đổi nào.
•Chính vì thế, T. Parsons đã đưa ra sự phân biệt giữa sự thay đổi về sự bình quân và sự thay đổi có tính cơ cấu.
•Thay đổi về sự bình quân là việc đi đến một sự quân bình mới sau những sáo trộn, những biến cố.
•Nhưng các đặc trưng của hệ thống xã hội vẫn không thay đổi, hay nói chính xác hơn chỉ một số bộ phận của tổng thể xã hội biến đổi nhưng cơ cấu của xã hội vẫn không bị ảnh hưởng.

3.2- Tiến bộ xã hội.

•Khi phân tích xu hướng của sự biến đổi xã hội, người ta thường đặt câu hỏi về một sự biến đổi nào đó có phải là một sự đi lên (tiến tới và tiến bộ) hoặc là một sự đi xuống ( một sự thụt lùi, thóai hóa) hay không?
•Nhìn chung, sự biến đổi xã hội được tạo nên thường là có lợi ích cho nhiều người. Việc đánh giá sự biến đổi, xét theo bề ngoài trong nhiều trường hợp, tuỳ thuộc vào sự xét đoán của con người trong xã hội về cái gì đáng ước muốn hoặc không đáng ước muốn.

Những cách tiếp cận xã hội học về sự biến đổi xã hội

-Các nhà xã hội học khi xem xét sự phát triển của xã hội, đã đưa ra một số lý thuyết để giải thích tại sao biến đổi xa hội lại xảy ra và dự đoán những biến đổi sẽ diễn ra trong tương lai. Một số cách tiếp cận chủ yếu về biến đổi xã hội thường được bàn đến nhiều hơn là:

1. Cách tiếp cận theo chu kỳ
2. Những quan điểm tiến hóa
3. Quan điểm xung đột
4. Những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội
Sưu tầm
 
×
Quay lại
Top