Bí quyết cải thiện bản thân: Đừng cố gắng cải thiện điểm yếu

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-7-.jpg

Nền giáo dục của Việt Nam đã để lại một hệ tư tưởng “Phải giỏi toàn diện” khiến phần lớn những người trẻ không thể thành công theo ý muốn. Thật không khó để tìm được những người tự đánh giá bản thân là “cầu toàn”, khi đó ý họ là “Tôi không chấp nhận một sai sót nào hết, bất cứ một lỗi nhỏ không vừa ý nào cũng làm tôi không hài lòng.” Vậy làm sao bạn có thể tự hài lòng với bản thân khi đạt được bất cứ thành công nào thì bạn cũng có thể tìm ra những điều mà mình không vừa ý?

Và khi bạn được 9 điểm toán và 6 điểm văn, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc học thêm môn gì?

Còn nhà lãnh đạo thành công hàng đầu thế giới John C. Maxwell sẽ ngay lập tức chọn học thêm môn Toán. Ở đây, hoàn-toàn-chỉ-nói về những kĩ năng của bạn, John C.Maxwell muốn bổ sung một quan điểm trái ngược với những gì bạn được dạy: “Đừng cố gắng cải thiện điểm yếu của mình” ! (Don't try to improve your weaknesses).

Đầu tiên, hãy nghĩ về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn ở mọi lĩnh vực, lưu ý đây là kĩ năng, chứ không phải là môn học: Nếu bạn giỏi Văn thì bạn giỏi kĩ năng viết lách, truyền đạt ý tưởng; bạn yếu môn Toán nghĩa là yếu kĩ năng tư duy logic, lập luận. Hãy nghĩ về những kĩ năng của bạn một cách nghiêm túc,trong một khoảng thời gian nhất định vì việc định vị điểm mạnh và yếu của bản thân không thể trong một sớm một chiều. Nhưng phải chắc chắn rằng: ai cũng có những điểm yếu nhưng hãy dừng việc cải thiện những kĩ năng và điểm yếu ấy. “Tại sao tôi lại phải dừng việc cải thiện kĩ năng của mình??? Chẳng phải nếu tôi rèn luyện và hoạt động ở điểm yếu của mình thì tôi sẽ khắc phục được nó và trở thành một con người “toàn diện” hay sao?”.

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng thử đánh giá điểm yếu của bạn trên thang 10 (giả sử đó là kĩ năng viết văn), bạn được 2 – rất có thể là điểm thực tế của bạn cho những bài văn bạn được chấm 5/ 6. Nhưng bạn là một người chăm chỉ và có ý chí, bạn cố gắng ở môn văn, đi học thêm và đọc rất nhiều sách, bạn tiến bộ và được 3, vì ở môn bạn kém: sẽ không có chuyện bạn nhảy từ 2 đến 5 ngay lập tức; vẫn chưa đủ, bạn cực kì cố gắng, đăng kí học đến 2 lớp học thêm, đọc nhiều sách hơn, cuối cùng điểm của bạn đã đạt 4. Tin vui là giờ đây bạn đã đạt được gấp đôi con số ban đầu, nhưng nó vẫn dưới mức trung bình! Và phần nhiều những người này có lẽ sẽ than vãn về số phận và ngoại cảnh đen đủi đã khiến họ học hoài mà không giỏi, làm mãi mà không thành công.

Lật lại câu chuyện, giả sử bạn đang nắm rõ được thế mạnh của mình, nghĩ về nó – những thế mạnh của bạn. Cho rằng bạn đang sẵn có lợi thế về tư duy logic, kĩ năng Toán học của bạn theo thang 10, đang có 7. Ồ, vậy đã sẵn trên mức trung bình, bạn đang ở vùng thế mạnh của mình. Bạn vẫn là một người chăm chỉ và có ý chí: kiếm thêm một người thầy tốt, đọc thêm sách, học thêm, bạn được 8, hay thậm chí 9… Khi bạn 9, bạn được coi là xuất sắc và mọi người phải trả tiền để được làm việc cùng những người xuất sắc như vậy.

Hơn nữa quá trình từ từ điểm 7 đến 9 sẽ dễ dàng và vui vẻ hơn nhiều so với từ 2 lên 4. Bởi vì khi ở thế mạnh của bạn, bạn sẽ làm trơn tru và thoải mái và tự hỏi “Công việc này dễ thế, tại sao mọi người lại thấy khó ?”

d142fbfe7c1d9b7913eee79218b8b74e.jpg


Vẫn cùng là một công sức bỏ ra, bạn có thể chọn cải thiện điểm yếu từ kém cỏi thành trung bình; hoặc tìm ra và chỉ hoàn toàn tập trung vào những thế mạnh của mình, biến chúng từ trung bình khá thành xuất sắc, vượt bật. Không ai có thể làm nhiều việc giỏi cùng một lúc, nhưng với một nhóm phù hợp, mỗi người giỏi một lĩnh vực, mỗi người đều ở yên vùng thế mạnh của mình, cả nhóm sẽ đạt được những điều phi thường.

Bài học tiếp theo: hãy trân trọng điểm yếu và thế mạnh cũng những người khác, cũng như của bản thân mình. Khi đã tìm ra những sức mạnh của bản thân, hãy khuyến khích những người xung quanh bạn làm điều tương tự; đừng chế nhạo vì những điểm yếu của họ và bắt họ cải thiện nó theo “truyền thống”, vì biết đâu ở khi được khích lệ ở những lĩnh vực khác họ mới là chuyên gia.

“Một nghề chín còn hơn chín nghề”. Cố gắng chín một nghề rồi khi có đủ nguồn lực thì bạn có quyền cố để “chín” một vài nghề. Vậy điều này đã trở nên thực tế hơn chưa: “Từ nay trở đi, đừng vội vàng cải thiện điểm yếu của bản thân, hãy thử cân nhắc, liệu việc cải thiện điểm yếu đó có giúp ích cho bạn nhiều hơn là việc tiếp tục nâng cao những kỹ năng thế mạnh hay không?”.

Tác giả: Minh Méo
 
×
Quay lại
Top