Bí quyết biến sự cầu toàn thành thế mạnh

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Nếu bạn là một người cầu toàn và không thể chịu được việc người khác làm không đúng ý mình, hãy đọc bài viết này để có một góc nhìn khác.

biquyetbiensucautoanthanhthemanhdoanhnhansaigon-1531820964_1531820993.jpg


Những người mong muốn sự hoàn hảo tuyệt đối có thể thực hiện những thói quen dưới đây. Ảnh: Denize Sperafico

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ công bố hồi tháng 1/2018, sự cầu toàn với chính bản thân đã tăng 10% so với năm 1989, và kỳ vọng sự hoàn hảo ở người khác tăng lên 16%. Định hướng trở thành một người hoàn hảo không phải là không tốt nhưng nó dễ dẫn đến những mục tiêu không thực tế.

Thế nhưng, việc ép buộc một người từ bỏ các tiêu chuẩn cao gần như là không thể vì đó đã trở thành bản chất của họ. Giải pháp duy nhất chỉ có thể là tự mình quản lý kỳ vọng. Biết cách quản lý những kỳ vọng của chính bản thân thực sự mang lại rất nhiều lợi ích. Xét riêng ở khía cạnh công việc, mỗi vị trí sẽ có cách để tận dụng tính cách này:

1. Vị trí nhân viên

- Cầu toàn với bản thân

Trong khi hầu hết người trẻ đều loay hoay tìm kiếm con đường sự nghiệp phù hợp thì những người cầu toàn lại biết chính xác những gì họ muốn. Sự hoàn hảo của họ có thể mang đến những mục tiêu tuyệt vời, miễn là những kỳ vọng được quản lý đúng cách. Điều họ cần là một người có kinh nghiệm lâu năm và một chuyên gia trẻ tuổi để thảo luận và cân bằng.

Ví dụ: Một nhân viên muốn trở thành quản lý trong vòng 3 năm. Họ nên trao đổi với một đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn để xem kỳ vọng đó có thể đạt được không và phải làm những gì để thành công. Với những thông tin góp ý đó, người cầu toàn có thể tự lên một kế hoạch phù hợp nhất với khả năng và mục tiêu của họ.

- Cầu toàn với người khác

Người cầu toàn luôn có sẵn một bức tranh về môi trường làm việc mà họ mong muốn, bao gồm cả thái độ làm việc giữa các lãnh đạo và đồng nghiệp. Nếu không phù hợp với sự mong đợi đó, họ có thể cảm thấy áp lực và khó chịu. Người quản lý cần nhìn ra tính cách này của nhân viên và giải thích cho họ rằng không phải mọi nhân viên đều đóng góp cho công ty theo cùng một cách. Họ được thuê với những mục tiêu công việc khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau và như thế thành công của họ sẽ khác với đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, khi khen ngợi nhân viên trước đám đông, người quản lý hãy biết cách lồng ghép những đóng góp của họ với sứ mệnh chung của công ty. Như thế, họ sẽ thấy vị trí của mỗi người trong bức tranh chung và những kỳ vọng vào đồng nghiệp sẽ thay đổi phù hợp linh hoạt với thực tế hơn.

2. Vị trí quản lý

- Cầu toàn với bản thân

Những người cầu toàn ở vị trí quản lý gặp một vấn đề duy nhất nhưng lại khó thay đổi nhất, đó là sự thành công mà họ mong muốn lại gắn liền với đội nhóm mà họ quản lý. Nếu nhân viên của họ chùn bước thì chính họ cũng sẽ cảm thấy thất bại. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần tự thay đổi quan điểm của mình. Hãy liệt kê những điều nằm dưới sự kiểm soát của bạn và những điều không.

Ví dụ, bạn có thể đưa ra cuộc họp hàng tuần để thảo luận về chất lượng những công việc đã hoàn thành nhưng nếu một nhân viên không đạt được kết quả như kỳ vọng thì cũng không nên trách chính mình. Cần phải có một cách đánh giá rõ ràng và rành mạch để phân định những kỳ vọng cho bản thân và kỳ vọng vào người khác.

- Cầu toàn với người khác

Khi người quản lý là một người cầu toàn, họ sẽ mong muốn xây dựng nên một đội nhóm hoàn hảo theo kỳ vọng của chính họ. Điểm mạnh là nếu biết cách khai thác, họ sẽ có một nhóm đồng nghiệp cực kỳ ăn ý. Nhưng điểm yếu là họ có thể trở nên độc đoán và áp đảo trong mắt nhân viên.

Với vai trò là một người quản lý cầu toàn, bạn có một bức tranh rất lớn về sự thành công của nhân viên. Nhân viên có thể cảm thấy việc tăng doanh số trong 3 tháng lên 25% là không thể nhưng người quản lý cầu toàn lại có định hướng rất rõ ràng cho con đường gặt hái thành công đó. Để tạo thành động lực thúc đẩy cho nhân viên, bạn nên tách nhỏ các kỳ vọng và giải thích rõ cho nhân viên vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu chung. Lúc này, cảm giác áp bức sẽ không còn nữa.

3. Người bình thường

- Cầu toàn với bản thân

Là một người cầu toàn với chính bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy mình cần biết hết mọi thứ, đóng góp vào mọi vấn đề mà không nhận ra sự ‘tham lam’ này chỉ dẫn đến thất bại mà thôi. Thay vì cố gắng hoàn thiện mọi thứ, hãy nắm lấy điểm mạnh của chính mình và trung thực với nó. Nếu bạn giỏi ở lĩnh vực marketing thì đừng tỏ ra chuyên gia ở mảng phát triển sản phẩm làm gì. Thay vào đó, hãy mở rộng các mối quan hệ với đồng nghiệp mà có thể giúp bạn khắc phục những thiếu sót bạn còn đang mắc phải.

- Cầu toàn với người khác

Bạn có thể có rất nhiều kỳ vọng ở người khác nhưng đôi khi điều đó lại đẩy họ ra quá xa. Bạn có thể tránh điều này bằng cách tách nhỏ các mục tiêu ra và từ từ thực hiện chúng, thỏa mãn nhu cầu hoàn hảo của chính bản thân. Mỗi khi một mục tiêu đạt được, hãy kỷ niệm nó với đội nhóm của mình để tạo động lực cho họ. Điều quan trọng là cần phải thực tế, có số liệu theo dõi rõ ràng. Vì những gì bạn cho là “thành công” có thể khác với người khác, vì thế những con số khách quan sẽ giúp bạn duy trì quan điểm thực tế và gắn mục tiêu của mình vào với mục tiêu chung.

(Theo Nhịp sống kinh tế - Tựa bài do DNSG Online đặt lại)
 
bạn cần phải rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và chủ động trong mọi vấn đề cần giải quyết. Đó chính là bí quyết của sự cầu toàn.
 
×
Quay lại
Top