[Bí kíp mùa Yêu] Làm sao để cây tình yêu không chết trơ xương?

leduy

Là chính anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/8/2010
Bài viết
2.078
- Tết đã sang, Valentine sắp đến vốn là dịp ăn chơi tưng bừng. Nhưng nếu không cẩn thận, đây cũng là cái bẫy nguy hiểm cho tình yêu của bạn. Phải làm sao, làm sao?

Tình huống 1: Chàng mất tích suốt ba ngày Tết
Một trong những cách ăn Tết đáng đánh đòn nhưng lại cực kì phổ biến của cánh con trai là say xỉn cho đủ ba mùng.
Chàng thì lý giải theo kiểu “lâu lâu lâu người ta mới nhậu một lần” để thanh minh thanh nga cho chuyện điện thoại ngoài vùng phủ sóng, giọng nói lè nhè, mặt mũi nhàu nhĩ của mình. Nàng thì tích tụ nỗi “căm hờn” chuyện mình bị bỏ rơi cho đến khi bùng nổ.
Kết quả thường là: “Mình chia tay nhau đi anh, em chịu hết nổi anh rồi”. Còn anh chàng thì chẳng hiểu vì sao vài ly rượu lại đẩy tình yêu của mình vào đường cùng như vậy tự ái nổi lên và “Ok ! chia thì chia!”

Hồi sức cấp cứu

Nàng: dù muốn dù không, cũng phải chấp nhận chuyện anh yêu của bạn nâng chén khi đi giao tiếp (cứ so sánh với papa của bạn thì rõ) vậy hãy cùng nhau thỏa thuận giới hạn của nó (số ly chấp nhận được)

Chàng: Tự giữ lấy thân, đừng để ra giêng thân tàn ma dại (vì nhậu quá nhiều) + tình yêu tan vỡ. Chưa kể uống quá nhiều dẫn đến những điều rủi ro có thể xảy đến do điều khiển phương tiện giao thông, nổi nóng với bạn bè...

Tình huống 2: Xa mặt cách lòng

Thường hay gặp khi các gia đình có truyền thống về quê đón Tết hoặc đi du lịch cả nhà dịp Tết. Nếu cả hai người cùng “vi vu” thì vẫn còn “an ủi” nhưng nếu chỉ 1 trong 2 người đón Tết xa thì người ở lại sẽ đi từ nhớ mong cô đơn giận dỗi tìm người khác lấp chỗ trống.

Hậu quả: sau ngày Tết, tình yêu trở nên ngắc ngoải. Nếu không có biện pháp hâm nóng thì trước sau gì cũng tàn lụi luôn. Vậy là vào năm mới, có hai người treo bảng “single lần nữa” trên facebook.

Hồi sức cấp cứu:

+ Triệt để tận dụng điện thoại, email để thăm hỏi nhau.

+ Củng cố tình yêu trước Tết bằng một buổi hẹn hò đặc biệt.

+ Tạo bất ngờ cho người ở lại bằng cách chuẩn bị sẵn quà Tết và nhờ BFF tặng giúp.
Nói chung, nếu đã muốn “hâm” thì có cả 1001 cách để nhóm lửa!

couple2.jpg
Xa mặt cách lòng...
Tình huống 3: Khắc tinh ngày Tết

Đã từng có trường hợp một anh chàng hăm hở đi chúc Tết nhà người yêu ngay mùng một, nhưng vừa đến trước nhà đã bị ba mẹ nàng đuổi như đuổi tà. Lý do là cả nhà đang đợi người xông đất hợp tuổi đến, trong khi tuổi của anh lại này lại thuộc dạng “đại kị” vào năm nay.

Kết quả: Anh chàng tự ái thề một đi không trở lại do bị quê độ, còn nàng thì khóc ròng vì tự nhiên cãi nhau ngay mùng một.

Không chỉ chuyện hợp tuổi hay không, mà ngày Tết còn kèm theo cả tá điều kiêng kị. Nếu không biết cách cư xử, cả hai rất dễ làm mất lòng gia đình hai bên.

Hồi sức cấp cứu:

+ Ngày Tết trước khi đến nhà nhau nên alo hẹn trước.

+Trước khi lên kế hoạch đưa người yêu đến chúc Tết nhà mình, hãy “phổ biến” gia quy rõ ràng cho đối phương.

+Ăn mặc chỉnh tề, chỉ nói những điều vui vẻ may mắn.

+Dù yêu nhau cách mấy, ngày Tết cũng không phải là dịp để “ngồi đồng” ở nhà nhau từ sáng đến chiều.

+ Bảo vệ “đối phương” bằng cách tỉ tê trước với ba mẹ rằng “Anh/cô ấy tuy vụng về nhưng...”

Tình huống 4: Khách không mời

Bạn có nổi máu ghen không khi đến nhà chàng mà thấy cô nàng Ex đáng ghét đang ngồi cười nói với ba mẹ chàng tự nhiên như người trong nhà? Hoặc ngược lại, đột nhiên bạn bị anh yêu giận vì... thấy tin nhắn chúc mừng năm mới + tán tỉnh của vài tên đang “tình đơn phương” với bạn?

Ngày Tết cũng là dịp các tình địch tha hồ thể hiện tình yêu với người ấy của bạn, mà bạn lại vô phương đối phó vì lý do đơn giản: Tết mà.

Hồi sức cấp cứu:

+ Chiến thuật làm lơ: Một lời chúc mừng trong ngày Tết chẳng thể làm bạn mất đi người yêu (trừ phi anh ta đã có ý lung lay từ trước).

+ Thể hiện chủ quyền: Nếu quân mình lại quay ra đánh quân ta vì chuyện cỏn con này, thì bạn thua chắc! Hãy đối xử thật đẹp với “tình địch”, vì bạn đang là đương kim người yêu mà.

Tình huống 5: “Quà em đâu”

Chưa kịp ăn Tết xong, Valentine đã ập đến. Vậy là bạn không kịp “vận động hành lang” từ trước để chàng còn nhớ mà chuẩn bị Có nguy cơ anh chàng gộp luôn quà Tết và quà 14/2 lại thành một, hoặc tệ hơn là “Xin lỗi em, anh đã hết tiền”.

Còn bạn thì khóc hết nước mắt vì “Anh chẳng quan tâm em chút nào”. Bạn cảm thấy mình bị bỏ rơi, không còn được nâng niu như thuở ban đầu. Còn anh yêu thì vò đầu bức tóc mãi mà không hiểu được con gái vì sao lại nhạy cảm đến thế.

Hồi sức cấp cứu:

+ Nhắc khéo bằng cách chuẩn bị quà cho anh chàng và thủ thỉ “Mong đến 14/2 quá, vì em đã mất cả ngày để chuẩn bị quà cho anh”

+ Thông cảm, du di và bắt anh ấy “kí giấy nợ” bằng một buổi hẹn hò ra trò.

Điều quan trọng không nằm ở món quà, mà ở cảm giác “mình là người quan trọng với anh ấy”, đúng không?

Tình huống 6: “Em là gì của anh”

Bạn cảm thấy đã đến lúc đưa tình yêu tiến thêm một bước bằng cách... ra mắt gia đình nhau. Bạn háo hức thổ lộ với chàng thì bị dội ngay một gáo nước lạnh “ba mẹ anh khó lắm”, “anh sợ ba mẹ em”, “mình yêu nhau là đủ rồi”...

Thậm chí có chàng sau khi bị khủng hoảng vì hàng tá đòi hỏi “đưa em đi sắm Tết”, “dọn nhà giúp em”, “đưa em đi chùa”... đã xin phép người yêu “cho nhau tự do đến hết mùa Tết”.

Hồi sức cấp cứu:

+ Tết là dịp hay để xác nhận mức độ tình cảm của hai người. Anh ấy đáng được cộng điểm nếu chịu khó đến chào ba mẹ bạn dù chỉ để xin phép đưa bạn đi xem đường hoa / phố phường. Còn nếu chàng vẫn ngần ngừ chưa muốn dắt bạn ra mắt cả nhà, thì hãy tôn trọng ý kiến của anh ấy.

Trói một chàng trai cũng cần lắm sự kiên nhẫn. Và bạn thì có cả năm dài sau Tết mà.
Câu chuyện của bạn

+ “Anh ấy và tôi đã hẹn nhau đi xem pháo bông đêm giao thừa. Chúng tôi ra khỏi nhà từ rất sớm vì quá háo hức. Hai đứa bàn tán ríu rít xem đứng ở khu vực nào thì nhìn rõ nhất, rồi thi nhau đoán xem pháo hoa sẽ có hình gì... Tôi tha hồ tưởng tượng về một đêm giao thừa hạnh phúc như mơ với anh yêu... cho đến đúng 11h30. Ba mẹ anh ấy gọi điện bảo về gấp để... xông đất vì cả nhà chỉ có mỗi anh ấy là hợp tuổi. Ngồi sau xe để anh chở về nhà, tôi buồn muốn khóc nhưng cố nén vì sợ anh ấy lo. Vậy là Tết đó, hai đứa đành xem pháo hoa qua... cầu truyền hình. Anh ấy đã cám ơn tôi vì không làm khó, bắt anh phải chọn lựa giữa tình yêu và gia đình ngay lúc nước sôi lửa bỏng ấy” (Quỳnh Trâm, 19 tuổi, Biên Hòa)

+ “Tết đầu tiên bên nhau, tôi quyết định lấy lòng người yêu bằng cách tỏ ra nhõng nhẽo nũng nịu đòi anh chàng lì xì cho. Không biết tôi có làm gì quá đáng không, mà sau một hồi năn nỉ ỉ ôi thì anh ấy cũng rút bao đỏ ra với vẻ cực kì khó chịu. Tôi thì cứ hồn nhiên nhét túi. Đến khi về nhà mới mở ra, trời ạ, anh chàng nhét 500k trong phong lì xì. Thì ra anh ấy tưởng tôi... vòi tiền. Trong khi tôi thì chỉ thích nhận bao đỏ để lấy hên thôi mà. Phen đó chúng tôi hậm hực nhau cả tháng mới làm lành...” (Thảo Chi, Sinh viên ĐH Hoa Sen)

+ “Tôi quen một anh chàng lớn hơn đến 7 tuổi, lại là dân kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với chuyện năm nào tôi cũng tình trạng “người yêu đi lạc” 2-3 tháng. Anh ấy nói thẳng rằng dịp Tết là dịp làm ăn, quan hệ với đối tác, không thể không làm. Để bù đắp, anh chàng còn gởi phong bì để tôi sắm đồ Tết nữa. Tôi tủi thân và buồn lắm chứ. Tiền đâu thể thay thế anh ấy ở cạnh tôi, cùng tôi dạo phố, shopping chứ. Đỉnh điểm của cảm giác cô đơn là những ngày giáp Tết, tôi phải lủi thủi một mình vì anh phải tiếp khách, ăn liên hoan, tất niên các loại. Nhiều lúc thấy mình thê thảm lắm, nhưng chả lẽ lại chia tay rồi đi tìm chàng nào rảnh 24/24 để yêu?” (Mai Linh, 18 tuổi

Hạ Chi
 
mình chốt nhất cái xa mặt cách lòng,cái đó vô phương cứu chữa
 
×
Quay lại
Top