Bi kịch mất nhà của cụ già mù chữ

Training

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/7/2011
Bài viết
4.659
(Dân trí)- Sau khi bị Chi cục thi hành án huyện Đăk Pơ “vội vã” cưỡng chế ngôi nhà chưa được chia theo quyền thừa kế, 7 người con của bà Nhàn xin được mua lại nhà của mình. Tuy nhiên, Chi cục thi hành án không chấp nhận, khiến bà Nhàn phải sống cảnh lao đao.
PV báo Dân trí vừa nhận được đơn xin giúp đỡ của chị Diệp Thị Lan (SN 1968, trú thôn Tân Bình, Tân An, Đăk Pơ, Gia Lai) con gái bà Trần Thị Nhàn (SN 1941, trú thôn Tân Bình, Tân An) về việc Chi cục thi hành án dân sự (THADS) huyện Đăk Pơ đã có những quyết định trái pháp luật, khiến gia đình chị mất nơi thờ cúng tổ tiên, mẹ chị là bà Nhàn chán nản trốn con cái lên chùa đi tu, và hiện nay bà đang sống trong cảnh mướn nhà để ở.

Theo đơn của chị Lan, sau 3 năm chồng mất, đầu năm 2004, bà Nhàn muốn quay lại làm ăn buôn bán nhằm vơi đi nỗi buồn lúc tuổi già. Bất chấp sự ngăn cản của các con vì tuổi bà đã lớn, lại mù chữ nhưng bà vẫn bắt tay làm ăn với Lê Thị Mỹ Loan, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, Bình Định để mua hải sản hấp từ Loan, rồi bỏ sỉ lại cho tiểu thương chợ Đồn, xã Tân An.

n2_43441.JPG

Vì quá chán nản bà Nhàn đã bỏ trốn con cái vào chùa ở, khi các con năn nỉ mãi bà mới về ở cùng con cái trong ngôi nhà thuê

Công việc làm ăn của bà Nhàn và Loan theo thỏa thuận rất đơn giản. Hàng ngày bà Loan gửi cá hấp theo xe từ Quy Nhơn lên Đăk Pơ giao cho bà Nhàn. Khoảng 10- 20 ngày, bà Nhàn sẽ gửi tiền cho nhà xe về thanh toán cho Loan, việc mua bán của 2 người hoàn toàn gián tiếp qua tài xế và phụ xe chở cá nhưng rất nghiêm túc. Chỉ đến cuối năm, bà Nhàn và Loan mới gặp nhau để tính toán sổ sách, bàn bạc những mặt hàng mới.

Nhưng từ năm 2007-2008, bà Loan trở chứng cung cấp nhiều đợt hàng hải sản kém chất lượng và gửi nhiều hàng hơn so với số lượng bà Nhàn đặt hàng, khiến nhiều người mua hàng của bà Nhàn không bán được phải khất nợ, dẫn đến việc bà Nhàn chậm thanh toán tiền cho bà Loan.

Đến ngày 6/3/2008, bà Loan ngừng cung cấp hải sản cho bà Nhàn và khởi kiện bà Nhàn ra TAND huyện Đăk Pơ, yêu cầu bà Nhàn trả cho Loan khoản nợ 96,6 triệu đồng tiền mua hải sản. Cứ tưởng sự việc chỉ dừng ở việc làm ăn, buôn bán nên khi bị bạn hàng kiện, do không hiểu biết pháp luật, bà Nhàn luôn sống trong cảnh sợ hãi, cứ trốn chui lủi trong nhà.

Ngày 14/10/2008, TAND huyện Đăk Pơ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện đòi nợ của nguyên đơn là bà Lê Thị Mỹ Loan và bị đơn là bà Trần Thị Nhàn. Trong phiên tòa, bà Loan đã cung cấp cho HĐXX chứng cứ là giấy ký nhận nợ của bà Nhàn với số tiền 89 triệu đồng. Bà Nhàn cho biết, do không biết chữ nên giấy nhận nợ hoàn toàn do Loan viết, còn bà chỉ biết ngoệch ngoạc ký tên mình vào.

Theo bà Nhàn, trước khi ký vào tờ giấy nhận nợ, bà đã trả cho Loan 61 triệu tiền mặt, nên thực tế số nợ mua hàng của bà với bà Loan chỉ còn hơn 30 triệu: “Tôi chỉ làm nuôi mình tôi, ăn uống lại ít thì chứ có làm gì đâu mà lại nợ nhiều đến như vậy chứ”, bà Nhàn buồn rầu nói.

n3_9d96b.JPG

Căn nhà của mẹ con bà Nhàn bị THADS huyện Đăk Pơ cưỡng chế, kê biên

Tuy nhiên, lời khai này của bà Nhàn không được tòa chấp nhận, nên HĐXX đã tuyên bản án số 18/2008/DSST buộc bà Nhàn phải trả cho Loan số tiền 95,881 triệu đồng và gần 4,8 triệu đồng tiền án phí.

Sau bản án trên, do quá xấu hổ với con cái, làng xóm, một tháng sau khi đi thuê nhà ở bà Nhàn đã bỏ quê đi biệt tích. Trước sự việc trên, hàng xóm và các con của bà Nhàn đã lặn lội đi khắp nơi tìm mẹ. Sau 6 tháng liên tục tìm kiếm, họ đã tìm thấy bà đang nương nhờ cửa phật ở chùa Linh Sơn (Tây Ninh):

“Bằng nấy tuổi rồi mà tôi vẫn không thể tin được sao người ta lại có thể làm như vậy được”, bà Nhàn đau khổ nói.

Chị Diệp Thị Lan tâm sự: “Thấy mẹ đã già, chúng tôi ra sức ngăn cản không cho bà làm để bà hưởng tuổi già nhưng bà không những không nghe còn la lại. Nói mãi không được nên chúng tôi mới để cho bà muốn làm gì thì làm, ai ngờ ra cơ sự này”.

Vì không có khả năng trả nợ nên bà Nhàn đã tự nguyện giao số tài sản của bà cho Chi cục THADS huyện Đăk Pơ để đảm bảo nghĩa vụ THA. Tuy nhiên, toàn bộ tài sản của bà Nhàn chính là tài sản thừa kế của các con bà Nhàn chứ không phải của riêng bà.

Trong khi, một số người con của bà Nhàn vẫn chưa có chỗ ở nên họ đã đề nghị THA huyện Đăk Pơ giải quyết cho họ mua tại tài sản là căn nhà và đất do bà Nhàn đứng tên theo giá quy định của nhà nước; nhằm giữ lại nhà để ở và đất hương hỏa, nơi thờ phụ ông bà.

Nhưng yêu cầu trên của gia đình chị Lan đã không được chấp nhận. Ngày 3/9/2009, Chi cục THADS huyện Đăk Pơ ra quyết định số 03/QĐ-THA cưỡng chế, kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất gắn liền nhà ở của gia đình bà Nhàn. Sau đó, Chi cục THADS huyện Đăk Pơ đã hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Gia Lai bán toàn bộ tài sản kê biên của gia đình bà Nhàn cho ông Phạm Đình Danh, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, Bình Định với giá 165.567.000 đồng.

Chị Diệp Thị Huệ, một trong 7 người con của bà Nhàn bức xúc: “Trước thời điểm tổ chức bán đấu giá nhà tôi, tất cả chúng tôi đều có đơn khiếu nại dừng việc THA đối với nhà, đất ở của bà Nhàn; đồng thời gửi đơn kiện đến TAND huyện Đăk Pơ để yêu cầu giải quyết “tranh chấp chia thừa kế” nhưng đều bị Chi cục THA huyện Đăk Pơ phớt lờ”.

Ngày 12/8/2011, VKSND huyện Đăk Pơ ra công văn số C1/VKS , nói rõ việc “Những người con trong gia đình bà Nhàn cũng như bà Lan có yêu cầu được mua lại căn nhà bà Nhàn trước khi bán đấy giá nhưng không được Cơ quan THA chấp nhận là trái quy định của pháp luật”.

Chị Lan bức xúc: “Khi biết căn nhà của gia đình mình chuẩn bị bán, tôi cùng các em của mình gom tiền và đến Chi cục THADS huyện Đăk Pơ để gặp ông Đoàn Ngọc Thạch- Chi cục trưởng THADS huyện để bày tỏ mong muốn mua lại nhà của mình nhưng bị từ chối thẳng thừng”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Thạch thừa nhận: “Đáng lý ra trước khi kê biên, cưỡng chế ngôi nhà này, chúng tôi phải căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hộ khẩu của bà Nhàn. Tuy nhiên, chúng tôi đã vội vã và vẫn chưa xem”.

Do cách làm “vội vã” của Chi cục THANDS huyện Đăk Pơ mà đến nay bà Nhàn và gia đình người con của mình vẫn chưa có nhà ở, chưa có nơi thờ cúng tổ tiên và chồng, hàng tháng mẹ con bà phải còm lưng trả 2 triệu/tháng tiền thuê nhà.

Lý giải về sai sót trong việc kê biên, cưỡng chế căn nhà này, ông Đoàn Ngọc Thạch cho biết, bản thân ông cũng rất… “áy náy”, nhiều lúc “mất ngủ” nhưng vẫn cố phải ngủ! Nhưng khi đề cập đến vấn đề sửa sai thì ông vẫn chưa có phương án gì!

Trước sự việc trên, làm việc với chúng tôi, ông Cao Minh Hoàng Tùng- Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh Gia Lai cho biết, việc sai sót khi xác minh tài sản không chỉ là trách nhiệm của ông Đoàn Ngọc Thạch, cơ quan THADS huyện Đăk Pơ mà còn liên quan đến trách nhiệm giám sát của VKSND huyện Đăk Pơ.


----------

Đúng là dân núi, không biết gì về PL cả
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
tội thật!
:KSV@18:
 
mấy lão này thấy ng ta già yếu rồi bắt nạt
chắc chưa học được câu "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
 
×
Quay lại
Top