Bạn yêu văn học Việt Nam đến đâu??? ^^

Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm
 
Hình như là bài Nàng Thương Thương của Hàn Mặc Tử..ko chắc lắm..hic...
nếu đúng thì bình xin đáp lễ :
Đâu gió lên tầng mây che mắt lạ
Ta muôn năm len lỏi ở Đào Nguyên
Nước trong sáng lòng ta thơm vô giá
Sao không ai đi lạc tới non tiên?:KSV@05:
 
Hình như là bài Nàng Thương Thương của Hàn Mặc Tử..ko chắc lắm..hic...
nếu đúng thì bình xin đáp lễ :
Đâu gió lên tầng mây che mắt lạ
Ta muôn năm len lỏi ở Đào Nguyên
Nước trong sáng lòng ta thơm vô giá
Sao không ai đi lạc tới non tiên?:KSV@05:
Đây là khổ thơ đầu của bài thơ "Tiếng Suối Reo" của cố thi sĩ "Hàn Mạc Tử"

**Một chút thông tin về Hàn Mạc Tử:
hmt_25.jpg

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; trú ngụ ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ thủa nhỏ. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông được một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền.
Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người[3].
Ít lâu sau, ông mắc bệnh phong - một căn bệnh nan y thời đó, Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 111940 tại nhà thương này, [4] khi mới bước sang tuổi 28.[5]. năm
Cuộc đời của ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông - có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.

Nguyễn Trọng Trí làm thơ từ năm mười sáu tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử; "hàn mạc" nghĩa là văn chương.
__________________________________________________
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
 
Thank Kuro vì những thông tin của bạn về thi sĩ Hàn Mạc Tử ^^
Bài thơ bạn đưa ra là bài Cảnh Khuya_Hồ Chí Minh
:KSV@09:Giờ là một đoạn văn trong tác phẩm mình rất thích
" Mà sao họ đã bận rộn nhiều đến thế mà vẫn còn thì giờ chú ý đến những người chung quanh nhiều đến thế? Anh chỉ giết một con gà, ngày mai cả làng này đã biết. Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rành rọt tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái..."
 
:KSV@09:Giờ là một đoạn văn trong tác phẩm mình rất thích
" Mà sao họ đã bận rộn nhiều đến thế mà vẫn còn thì giờ chú ý đến những người chung quanh nhiều đến thế? Anh chỉ giết một con gà, ngày mai cả làng này đã biết. Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rành rọt tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái..."
"Đôi mắt" của Nam Cao :D
Tiếp nhé! :)

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời
 
Đây là bài mà mình đã từng học qua ở thời Phổ Thông "Khóc Dướng Khuê" Của thi sĩ Nguyễn Khuyến. Bên dưới là 1 số thông tin về tác giả và bài thơ:


Nguyễn Khuyến - Nhà thơ của dân tộc:
Chan_dung_tam_nguyen_yen_do_nguyen_khuyen.jpg

Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (1796-1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê mạt.
Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình NguyênHoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là (Tam Nguyên Yên Đổ.
Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Khóc Dương Khuê":
Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là đôi bạn tri kỉ. Nguyễn Khuyến sinh trước (1835), Dương Khuê sinh sau (1839), nhưng Dương Khuê lại đi trước (1902). Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ “Khóc Dương Khuê”. Thơ viết về tình bạn nhiều, nhưng thơ hay hiếm. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ thuộc vào loại những bài thơ hiếm về tình bạn. Gần một thế kỉ, bạn đọc đã yêu thích, đã nhớ, đã truyền tụng bài thơ viết về tình bạn sâu sắc, cảm động, cao quý này.

Hãy cho biết đây là đoạn tóm tắt của tác phầm văn học nào?
Phóng viên Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh về cảnh biển có sương để bổ sung vào bộ ảnh lịch. Anh đến một vùng biển miền Trung vào giữa tháng bảy. Ngoài Đẩu, người đồng đội cũ giờ làm chánh án tòa án huyện, anh đã quen thân với Phác, một cậu bé thường đi cùng ông ngoại chở gỗ từ trên rừng về bán cho xưởng đóng tàu. Sau khoảng tuần lễ chưa chụp được bức ảnh ưng ý, tình cờ anh thấy cảnh một chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm tạo nên một khung cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Phùng nhanh chóng bấm liên thanh một hồi, thu vào chiếc máy ảnh của anh “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”.
Tuy nhiên, khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng chứng kiến một cảnh tượng nghiệt ngã : hai vợ chồng người dân chài bước vào bờ, rồi người chồng đánh vợ tới tấp bằng chiếc thắt lưng, rồi Phác, chính là đứa con của cặp vợ chồng kia, xông vào ngăn cản, đánh lại bố. Cảnh tượng này những ngày sau đó lại tiếp diễn, chỉ khác là lần này khi lão đàn ông vừa rời khỏi thuyền thì có thêm đứa con gái cũng bơi vào bờ, rượt theo em nó và giành được con dao găm thằng bé giấu trong cạp quần. Phóng viên Phùng đánh nhau với lão đàn ông và bị thương nhẹ. Tòa án triệu tập người đàn bà đến.
Tại đây, chánh án Đẩu vì căm giận người đàn ông vũ phu nhiều lần đánh vợ, đã khuyên người đàn bà bỏ chồng. Nhưng không ngờ người đàn bà đã van xin Đẩu bắt tội, bỏ tù bà cũng được, đừng bắt bà bỏ chồng. Sau đó, chị kể lại cuộc đời, gia cảnh của mình, lí do chị không muốn bỏ chồng vì gia đình họ cần một người đàn ông để chèo chống lúc phong ba và nuôi cả một đàn con. Người đàn bà chấp nhận sống nhẫn nhục trong sự ngược đãi của chồng là vì những đứa con. Qua đó, chánh án Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống còn phóng viên Phùng lại hiểu thêm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
Tấm ảnh của Phùng trong năm ấy và nhiều năm về sau vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Nhưng cứ mỗi lần Phùng nhìn bức ảnh, những ám ảnh, trăn trở về hình ảnh người đàn bà vùng biển lại đến với anh.
 
Chiếc thuyền ngoài xa_Nguyễn Minh Châu
Tiếp:(1 đoạn tiểu thuyết văn học VN)
Càng lớn, tôi càng thèm con gái hơn. Tôi là đứa chúa lười ủi đồ nhưng thích ăn mặc đẹp. Quần áo phẳng phiu mới oai, mới ăn khách, mới câu được sự chú ý của kẻ khác, nhất là con gái. Nhà tôi không có bàn ủi nên mỗi lần ủi đồ phải đi mượn. Mượn ở đâu? Ở nhà có con gái, vì con gái ưa mặc đẹp, chịu khó ủi đồ. Bạn bè tôi có chị gái, có em gái nên quần áo chúng được ủi thẳng nếp, "pli" sắc có thể cắt đứt tay, nhưng chúng coi thường; chúng bất cần để ý khi đứng, khi ngồi có thể làm nhầu quần áo. Chúng có chị ủi đồ nên đồ nhầu không thèm mặc và có quyền la hét chị hoặc em ủi đồ. Tôi, mặc dầu quần áo không thẳng nếp gì nhưng phải giữ gìn, ai ủi cho nếu nó nhầu nát ngoại trừ chính cái thẳng lười như hủi là tôi nhưng thích mặc đẹp. Tôi phải cẩn thận từng chút; sau khi giặt, quần áo đem phơi phải được kẹp căng ra trên dây cho phẳng nên khi vận lại phải cố gắng sao cho quần áo khỏi bị nhăn, phải để ý từng cử động, từng thế ngồi. Ngồi không dám dựa, dựa nhăn lưng áo, chính vì thế tôi càng ước ao có được cô chị hay đứa em gái hơn, và cũng chính vì thế tôi càng thích, càng cảm thấy cần con gái hơn.
 
Là "Ai người tri âm" của Lã Mộng Thường :KSV@13:
Giờ là những câu trong 1 tác phẩm vô cùng nổi tiếng :KSV@01:
"...Ngẫm thay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài, chữ mệnh, dồi dào cả hai.
Có tài, mà cậy chi tài?
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài..."
:KSV@06:Tiếp tục nào mọi người!

 
Mấy bạn cho mình bái sư.Mình đã rỡm môn văn nay lại thi lại khối D hem bít sao đây :((
 
ồ la la ! tác phẩ mình rất thích : Truyện Kiều của Nguyễn Du nì !
Đào hoa, đào diệp lạc phân phân,
Môn yểm tà phi nhất viện bần,
Trú cửu đốn vong thân thị khách,
Niêm thâm cánh giác lão tùy thân.
Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục,
Loạn thế toàn sinh cửu úy nhân.
Lưu lạc bạch đầu thành để sự,
Tây phong xuy đảo tiểu ô cân
 
Mấy bạn cho mình bái sư.Mình đã rỡm môn văn nay lại thi lại khối D hem bít sao đây :((
^^ thì phải chịu khó học thôi chứ biết làm sao
để ko thấy khổ khi học văn thì có một cách đơn giản là hãy yêu môn văn đi đã ^^


Đào hoa, đào diệp lạc phân phân,
Môn yểm tà phi nhất viện bần,
Trú cửu đốn vong thân thị khách,
Niêm thâm cánh giác lão tùy thân.
Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục,
Loạn thế toàn sinh cửu úy nhân.
Lưu lạc bạch đầu thành để sự,
Tây phong xuy đảo tiểu ô cân
Đây là bài U Cư của Nguyễn Du nhỉ Graceful :KSV@13:
Dịch nghĩa của bài thơ này:
Ở nơi u tịch
Hoa đào, lá đào bay lả tả,
Cánh cổng xiêu vẹo, mái nhà bần bạc
Trú ngụ ở đây lâu ngày quên mất mình là khách,
Trải qua nhiều năm tháng biết tuổi già đã đến
Kẻ tục sống buổi loạn lạc
Muốn giữ toàn tính mệnh thấy ai cũng sợ
Phiêu dạt đến đâu mà nào được việc gì
Ngọn gió tây thổi rơi chiếc khăn đen nhỏ
:KSV@09:
"...Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời..."
 
Đời thừa - Nam Cao
Tiếp nhé!
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong!
 
Tống Biệt Hành (thâm tâm) có lẽ kiniem chưa nắm rõ trò chơi nên leduy sẽ ra tiếp 1 đoạn văn thay thế (~_^)
Tiếp :
"Hay tôi yêu nàng?"Không, từ ân ái lỡ làngTình tôi than lạnh gio tàn làm sao?Tơ hồng nàng chả cất vào,Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang...............:-/
 
Hình như là Cô hàng xóm của Nguyễn Bính thì phải...bài này đcượcc phổ nhạc hay lắm...nghe mẹ hay hát
Grace đáp lễ nhé :
- Trường An nghe nói tựa bàn cờ
Ngẫm việc trăm năm luống ngẩn ngơ
Nhà cửa đức ông đều chủ mới
Áo xiêm quan lớn khác thì xưa
Đồn canh ải thoắt vang hồi trống
Quân tẩy miền tây rộn lá thơ
Lạnh ngắt sông thu rồng cá lặn
Mối tình nước cũ gợn lòng tơ.
 
Hình như là Trong Rừng Nho của Hồ Xuân Hương(ko chắc lắm )
Tiếp:
"Ba đứa cùng dạ một lượt. Năm phút sau, bà mẹ đem vào cho các con xem một tấm ảnh đã cũ, người trong ảnh là một thanh niên, trẻ măng, mặc quần sọt và áo ngắn tay, một cái vợt dưới nách, nét mặt hao hao giống mẹ chúng và nụ cười thật tươi."
 
Hình như là Trong Rừng Nho của Hồ Xuân Hương(ko chắc lắm )
Tiếp:
"Ba đứa cùng dạ một lượt. Năm phút sau, bà mẹ đem vào cho các con xem một tấm ảnh đã cũ, người trong ảnh là một thanh niên, trẻ măng, mặc quần sọt và áo ngắn tay, một cái vợt dưới nách, nét mặt hao hao giống mẹ chúng và nụ cười thật tươi."
ko phải của Hồ Xuân Hương đâu..là 1 đoạn thơ của Đổ Phủ được Thuận Trung dịch ra thơ Nôm cho Xuân Hương trong tác Phẩm Trong rừng nho của Ngô Tất Tố đó bạn...hì hì:KSV@04:
còn câu trả lwoif là Khi ông cậu Quý bị đắm tàu của Minh Quân thì phải???
Tiếp nhé :
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trao mình.
 
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu :)
tiếp nhé:
Cũng nhà cửa, cũng giang san
Thế mà nước mất nhà tan hỡi trời.
Nghĩ lắm lúc đang cười hóa khóc
Muốn ra tay ngang dọc dọc ngang :D
 
×
Quay lại
Top