Bàn về văn hóa "Cảm Ơn" và "Xin Lỗi" của người Việt

ah quên,thứ 2 tuần sau là sinh nhật mình ai mún tăng wa` hay gửi sec thi cứ tự nhiên nhá đưng lo mình fải bóc nhìu wa`.mình chịu đựng được
miễn là mọi người thấy zui
chả gì mình cũng là nam nhi đại trượng phu đầu đầy gầu chân đi tất rách cơ mà.B-)
 
Cảm ơn ..........!
Cảm ơn ..........!
Cảm ơn ..........!
Cảm ơn ..........!
Cảm ơn ..........!
Cảm ơn .............................Cảm ơn ..........!
 
Mình thấy bây giờ ra đường hay j j đó rất ít người nói cảm ơn hay xin lỗi. Nhìu lúc mình cảm ơn or xin lỗi mà bên kia ngta cứ trơ trơ thấy cũng nản nản. Nhưng ko sao, với mình thì lun có cảm ơn và xin lỗi. :KSV@01:
 
bản thân tớ thấy đúng thật là câu "cảm ơn" và "xin lỗi" RẤT được tiết kiệm ở xã hội Việt Nam
không biết ở đâu xa chứ xung quanh cuộc sống là đủ thấy rồi
tâm lý người Việt khi nói hai tiếng "cảm ơn" hay "xin lỗi" thường còn đầy ngượng ngùng và thiếu sự chân thành cần thiết
riêng bản thân tớ, dù ai có làm gì sai với mình, kể cả lỗi lớn thế nào đi nữa thì chỉ cần 1 tiếng "xin lỗi" là tự dưng tớ thấy hết giận ngay. hoặc như khi có ai cảm ơn mình, tớ cảm thấy như mình thực sự có ích, và vui vì làm được việc tốt cho người khác!
nhưng những cơ hội đó chỉ rất ít mà thôi >.<
 
híc
bày tỏ với các ac là chỉ vì cái bài văn này mà em thi trượt trường chuyên
mọi hi vọng em đổ dồn vào kì thi cách đây 5 tháng
điểm số thì em thừa, nhưng bị điểm chết môn Văn cũng tại 1 bài văn thuyết minh về văn hóa Cảm Ơn và Xin Lỗi này... biết thế này đã lên đây học một số bài văn :(
 
:KSV@12:
Lòng biết ơn!

Khi nói lời cám ơn, trước hết chúng ta mang đến cho mình cảm giác hạnh phúc. Bởi không phải lúc đón nhận, mà là lúc trao đi ta mới cảm nếm được vị ngọt hạnh phúc trọn vẹn hơn.
Những khi đi gửi xe, mỗi lần được dắt xe ra trao tận tay mình, tôi luôn nhìn vào gương mặt người giữ xe, nhoẻn miệng cười và bày tỏ lòng biết ơn chân thành “Cảm ơn anh”. Mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy rất vui vì mình vừa làm được một điều tốt đẹp cho người khác – đem đến niềm vui cho họ. Cảm giác vui còn nhân lên gấp bội khi tôi nhìn thấy gương mặt người giữ xe dãn ra, tươi lên, mặc cho mồ hôi và đôi phần nhọc nhằn trong công việc. Đó là thứ cảm xúc diệu kỳ khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn.

Nếu bạn cảm thấy đời mình buồn chán, chẳng có gì để phải biết ơn cuộc sống, để cám ơn mọi người xung quanh, bạn hãy bình tâm để nhìn lại một cách khách quan về những điều bạn đã từng có và đang có trong đời. Bởi đâu bạn được sinh ra trong cuộc đời này? Ai đã nhọc nhằn tháng năm để nuôi bạn lớn khôn? Ai đã bên cạnh bạn để chia sẻ và đỡ nâng những lúc bạn thất bại, quị ngã? Hay sau một đêm ngon giấc, bạn mở mắt chào đón một ban mai tinh lành – chưa đủ để bạn biết ơn cuộc sống?

Bày tỏ lòng biết ơn là một thói quen, nếu mỗi chúng ta được nuôi dưỡng trong mình lòng biết ơn từ bé, nó sẽ trở thành một giá trị mang lại hạnh phúc trong suốt hành trình cuộc sống. Ngay từ trong mỗi gia đình, chúng ta hãy rèn luyện thói quen cám ơn từ những điều quen thuộc nhất: cám ơn vì thức ăn ta có mỗi ngày, không khí ta thở, cuộc sống còn phía trước, những người mang đến niềm vui cho ta từ những việc nhỏ nhặt nhất - như giúp ta lấy xe, nhường đường cho ta…

Mọi tình huống tự thân nó không tạo nên cảm giác biết ơn hay sự bực dọc. Chính cách suy nghĩ của chúng ta gán ý nghĩa cho sự việc. Trong lúc chúng ta phàn nàn về một bữa cơm không có cơm lành canh ngọt như thường ngày, thì đâu đó không ít những gia đình lại biết ơn vì đã lâu lắm rồi họ mới có một bữa ăn có thêm món dưa cà.

Lòng biết ơn cần thiết cho tình yêu, cho cảm nhận hạnh phúc và cho cuộc sống như con người cần hơi thở vậy.



~ST~.
 
Cảm ơn, xin lỗi là tiền đề cho tình bạn, tình yêu và những mối quan hệ tốt trong xã hội.Nhưng đôi khi cảm ơn, xin lỗi còn thông qua những hành động cụ thể tần số này không làm rung đôi tai nhưng bắt nhip được trái tim của mỗi người.
 
Một số người Việt Nam không thích được "cám ơn".
Tôi xin kể các bạn nghe câu chuyện nhỏ của tôi thế này. Một hôm tôi đi xe buýt, tôi nhắn với anh phụ xe rằng cho tôi xuống địa điểm A, anh không nói gì. Tới điểm A, bác tài dừng xe lại cho tôi xuống, tôi vui vẻ nói "cám ơn anh". Thế là ngay lập tức tôi như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt khi bác tài xế quát vào mặt tôi: "cám ơn cái con khỉ, xuống xe nhanh lên cho rồi, lắm chuyện quá", một số người cười rống lên. Tự nhiên tôi thấy vừa bực mình, vừa xấu hổ... có phải vì như thế mà người Việt Nam không thích nói câu "Cám ơn" không nhỉ???
 
chào mọi người, member mới, rất mong đc làm quen với mọi người, nick yh: high.borndamsel

----------

có anh ( chị) nào học khtn cho làm quen w nha!
 
Mình nhớ có lần mình đi bộ ở đường, gặp một người già và mình đã dẫn bà cụ sang đường, bà cụ nói " cảm ơn cháu" , tự nhiên trong lòng mình có cảm giác gì đó, vui vui thì phải, vui không phải vì được nghe lời cảm ơn, vui vì mình đã làm được một việc mà mình cảm thấy việc đó có ý nghĩa dù đó chỉ là một chuyện rất nhỏ. :)
 
văn hóa cảm ơn xin lỗi của vn còn rất rất kém.ra đường cũng hiếm khi gặp .xin lỗi thì người vn phải nói là có nói nhưng thực sự k chân thành mấy,cảm giác như nhẹ tựa lông hồng vậy,cảm ơn cũng thế ,người ta nói cảm ơn thực sự có điều j đó ngại ngùng và k muốn nói.nếu là hs thì có thể thank you hay đại loại thế.còn ng lớn k hay dùng thì nếu k phải là điều j quá quan trọng thì sẽ k nói cảm ơn mấy đâu.vì vậy thấy rằng văn hóa cảm ơn xin lỗi của vn còn phải học hỏi nhiều
 
×
Quay lại
Top