Bạn nói Tiếng Việt hay cở nào?

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Tôi cần phải nói ngay và luôn là tuyệt đối không có ý miệt thị coi thường bất cứ ai, thành phần nghề nghiệp nào, hay cố ý so sánh để khinh rẻ, biếm nhẻ ai cả vì biết rằng khả năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp KHÔNG PHẢI LÀ CHUẨN MỰC để nhận xét đạo đức, lối sống, hoài bảo, ý chí của một người.

Ở đây, khi trình bài quan điểm về cấp độ sử dụng ngôn ngữ nhằm để cho các bạn đang và sẽ học ngoại ngữ dễ xác định cấp độ thành công của mỗi người cả trong Tiếng Việt hay bất cứ ngôn ngữ nào khác.

Và cũng xác tín một điều minh bạch rằng bạn giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ ( Tiếng Việt) ở cấp nào thì khi giao tiếp bằng Tiếng Anh thì cấp độ sẽ bị tuột ít nhất 2 cấp. Nên khi học Tiếng Anh Giao Tiếp thì việc quan trọng hơn là PHẢI NÂNG CẤP KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT của mình trước đã.

Nhìn chung, có 6 cấp sử dụng ngôn ngữ từ thấp đến cao trong bất cứ ngôn ngữ, ở bất cứ quốc gia nào, nhưng tôi miêu tả ở Tiếng Việt cho dễ hiểu. Tất nhiên ở mỗi cấp độ đều có trường hợp đặt biệt, loại trừ; song, mỗi cấp độ sẽ có đặt điểm nhận dạng như sau:

1. Cấp độ 1: TRẺ CON

- Chỉ dùng từ, cụm từ để giao tiếp. Thường dùng từ sai, không đúng ngữ cảnh

- Không có ngữ pháp

- Chỉ dùng nghĩa đen của từ.

- Gặp khó khăn khi diễn đạt ý mình muốn nói.

- Chỉ biết bắt chước thụ động rập khuôn.

2. Cấp độ 2: NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Nói tốt hơn trẻ con một chút, nhưng vì không phải là ngôn ngữ dân tộc của họ nên:

- Họ sử dụng từ vựng, ngữ pháp, tu từ quá đơn giản, lặp đi lặp lại

- Diễn tả nghĩa trực quan ổn nhưng không đủ khả năng kể chuyện, tái hiện quá khứ, diễn tả mơ ước, dự định.

- Gặp rắc rối khi nói việc hơi trừu tượng, học thuật, khoa học, triết lí

3. Cấp độ 3: NÔNG DÂN

- Nói chung là mọi yêu cầu về từ vựng, ngữ phát, khả năng diễn đạt ý kiến là tương đối ổn.

- Khả năng diễn giải văn chương, triết lý, tâm lý chưa đáp ứng đủ nên lối nói chuyện kiểu nông dân thường nghe rất mộc mạc, thân thiện, dể hiểu đôi lúc vụng về, không suôn mượt.

- Tuy nhiên với các yêu cầu cao hơn của giao tiếp như: diễn giải, bình giảng, chứng minh, hùng biện, diễn thuyết thì hầu như chưa làm được.

4. Cấp độ 4: DÂN THÀNH THỊ( ở khu trung tâm đô thị)

- Khả năng ngôn ngữ tốt, biết dùng các phương pháp tu từ, cú pháp, hành văn, diễn đạt

- Biết che chắn rào đón, khách sáo, tế nhị, trang trọng, lễ nghi trong thực tập hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Đáp ứng tương đối yêu cầu cao khi sử dụng ngôn ngữ trong công việc, học hành.

5. Cấp độ 5: GIẢNG VIÊN.

- Tuy nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình, có hơi nhỉnh hơn giáo viên, giảng viên các cấp nhưng có thể xếp chung một cấp độ.

- Họ đạt được gần hết yêu cầu sử dụng ngôn ngữ từ thấp đến cao.

- Họ hoàn toàn giảng giải, bình phẩm, phân tích, nghị luận,.. rất tốt.

- Ngôn ngữ của họ phong phú sinh động và hấp dẫn.

6. Cấp độ 6: CHÍNH TRỊ GIA

- Cùng cấp độ này cũng có nhà truyền giáo, nhà tư tưởng, triết gia, ..

- Nói chung là họ làm được tất cả những gì 5 cấp độ trên làm được từ việc nắm bắt, sử dụng, nâng cấp, sáng tạo ngôn ngữ.

- Họ vượt hơn cấp giảng viên vì bài nói và tư tưởng của họ thường là bàn về là chân lý hoặc những vấn đề đại sự quốc gia và nhân loại.

- Họ cũng thu hút ngàn người, triệu người hoặc nhiều hơn trong phạm vi một dân tộc hoặc toàn thế giới NGHE THEO, TIN TƯỞNG VÀ THI HÀNH.

- Một vài tác phẩm hoặc nói, hoặc viết của họ được lưu trữ như những TƯ LIỆU QUÝ, thập chí như KHO TÀNG TRÍ TUỆ CỦA NHÂN LOẠI.

Lưu ý: Tên gọi từng cấp độ chỉ mang tính tượng trưng cho nghề đó và các đối tượng nào có đặt điểm tương đồng. Ví dụ như em mới bắt đầu học Tiếng Anh thì em có thể sử dụng Tiếng Anh ngang trẻ con nói Tiếng Việt thôi.


Còn nói chuyện như một tên du côn thì cấp độ nào? Ngôn ngữ của tên du côn là để diễn đạt quan niệm đạo đức, uy quyền bản thân, sự dọa nạt, bất công, thiếu văn minh , vô văn hóa của hắn ta. Hắn hoàn toàn có thể trải trên cả 6 cấp độ sử dụng ngôn ngữ tùy theo trình độ và tầm vóc của hắn vậy.


Tới đây em đã hiểu sự khác nhau trong khả năng sử dụng ngôn ngữ của mỗi con người chưa? Khác lắm lắm. Chính sự học tập đúng đắn, rèn luyện đúng đắn, áp dụng đúng đắn tạo ra sự khác biệt lớn.

Học và sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ thôi đã là công phu suốt đời rất khó đạt được. Tất nhiên cũng có vài người ở thành phố mà nói chuyện mộc mạc như nông dân thì họ ở cấp nông dân, chúng ta không dựa vào nghề nghiệp để phán đoán. Nên khi xét cấp độ năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt của bản thân hay bất cứ người nào khác thì nên dựa trên thực chất; tức là đặc điểm miêu tả từng cấp độ, từ đó mà phát triển thêm, tránh sinh ảo tưởng rồi bị dẫn dắt đến mê muội ngu khờ.

Thủ Đức

Friday April 19, 2019
 
upload_2019-4-19_22-45-52.png

Thầy ơi , thầy có thể nói rõ idea bôi đậm trong hình bên trên giúp em được không ạ? Em cảm ơn
 
ví dụ em nói Tiếng Việt ở cấp độ nông dân thì Ở tiếng anh thường cấp độ sử dụng ngôn ngữ thường chỉ ở cấp trẻ con í mà.
 
×
Quay lại
Top