Bạn Nghĩ Gì Người Hà Nội Thời Nay???

Kimsmile.lie

Bão Càng To Gió Càng Mát
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/1/2011
Bài viết
423
Thanh lịch là truyền thống lâu đời của người Hà Nội. Vậy cái thanh lịch truyền thống đó có thay đổi theo thời gian không???
ImageView.aspx



Nếu nói Hà Nội xưa và nay khác nhau "một trời một vực", vậy thì cũng phải biết, xưa và nay khác nhau thế nào, và là khi nào?

Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tý là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.

Đôi khi, trong cuộc sống hiện đại, gấp gáp, để chê một Hà Nội hiện nay có nhiều cái kém cỏi, chướng tai gai mắt, người ta thường so sánh: “Ngày xưa ấy à…”, hay: “Ngày xưa thế này, ngày xưa thế nọ…” đến nỗi có một câu mong ước cửa miệng của không ít người nuối tiếc về một thời: “Bao giờ cho đến ngày xưa”...

Người Hà Nội thích ăn uống thanh cảnh, nhưng không quá cầu kỳ. Miếng thịt nên xắn nhỏ, khi gắp thì vừa bát. Trứng cũng thế, ít ai bỏ cả quả trứng vào chén cơm mà không cắt nó ra làm đôi, rồi ăn từng nửa một. Ăn quả chuối, hay bắp ngô thì cũng bẻ làm đôi trước khi ăn…

Điều này hoàn toàn khác với cách ăn uống của một số người ở Hà Nội hiện nay như ăn chuối thì bóc cả quả. Ăn thịt thì cứ "nhằm miếng to, so miếng bé", ăn uống nhồm nhoàm, ồn ào, vừa ăn vừa văng tục, nói phét. Chỗ ngồi ăn thì chao ôi, trên bàn xương xẩu, dưới đất giấy ăn trắng xóa, trông rác rưởi, bề bộn, mất vệ sinh. Mà người ta như không cảm giác e ngại, cứ điềm nhiên ngồi chén trên…một đống rác.

Đúng là chỉ vì sự thiếu ý thức của một bộ phận người mà bây giờ ở Thủ đô, bất cứ có sự kiện “phản văn hóa” nào là người ta lại mỉa mai người Hà Nội thế này, người Hà Nội thế kia…gây tiếng xấu cho người Hà Nội.


Thứ hai là chuyện ăn mặc. Người Hà Nội xưa theo cha tôi kể thì ăn mặc giản dị và thanh nhã lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơ mi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng. Đàn bà thì mặc áo dài nền nã, mà kín đáo.
small_119434.jpg
Người Hà Nội nay...

Ngày nay thì khác, ngoài phố không thiếu những người cởi trần, mặc quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này chẳng có ai ngoài ta. Đáng chê hơn, một bộ phận giới trẻ 9X, 10X hiện nay…còn chạy theo xu hướng đua đòi, bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao màn bạc vừa tốn kém tiền của cha mẹ, vừa tạo ra sự lố bịch, lai căng.

Đem đối chứng cách ăn mặc ấy với cách ăn mặc của người nghèo ngày xưa, xem chừng cũng khác nhau "một trời một vực" về bản chất. Bởi vì Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu "Áo rách khéo vá hơn lành vụng may" và "Đói cho sạch, rách cho thơm".

Còn cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay thì không phải vì nghèo nên áo rách, mà vì nhiều người cố tình xé rách áo và quần để tạo "mốt" và khẳng định "đẳng cấp", "cá tính"…

Thứ ba là chuyện giao tiếp. Người Hà Nội xưa có tài ăn nói thanh lịch, tế nhị, không xô bồ, không vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững, và chuyển

small_119437.jpg
Ăn "trên rác".
động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử.

Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút người tiếp chuyện. Hãy cùng ngẫm về những từ ngữ "Cảm ơn, xin lỗi" như đã trở thành câu cửa miệng của người Hà Nội: "Xin lỗi, bác cho cháu hỏi đường X đi đường nào ạ?"; "Xin lỗi, bác có thể cho phép tôi hút điếu thuốc được không? “Xin cảm ơn bác."…


Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tý là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.

Một phần của hiện tượng đó, do có sự dung hợp, sự xâm nhập và “đồng hóa” lẫn nhau bởi thói quen luộm thuộm, dung tục trong giao tiếp của một bộ phận người lao động không có điều kiện học hành, rèn giũa đến nơi đến chốn. Một phần vì những định hướng văn hóa về lối sống trong xã hội với con người dường như chẳng có mấy sức thuyết phục. Một phần vì giáo dục của nhà trường, yếu tố dạy người kém cỏi quá. Một phần nữa do sự tác động của những văn hóa phẩm lai căng, thô thiển, thô lậu mà tiếc thay, người ta cứ ảo tưởng đó mới là văn minh, hiện đại...

Những thanh lịch, nho nhã, những giao tiếp, ứng xử lịch sự của người Hà Nội vì thế giờ đây đang ngày càng trở thành “quý, hiếm”.


Ôi, người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay…

Ví dụ của anh chàng ở miền Trung ra thăm quê vợ ở Hà Nội:
Tôi ăn mặc cốt sạch sẽ, thoải mái chứ không phải cho sang trọng, ăn diện bên ngòai khi đi ra phố. Tới Hà nội, tôi về ngụ tại nhà ông anh ruột tôi, chị dâu tôi người Hà nội. Anh chị tôi có chương trình cho tôi đi thăm viếng Hà nội ngày hôm sau. Nhưng tôi tranh thủ thời gian, muốn đi loanh quanh gần nhà trước đã. Tắm rửa thay quần áo xong, tôi mượn chiếc xe đạp của đứa cháu đạp lẫn quẫn quanh khu phố gần nhà cho giãn gân cốt, và quan sát quanh đó xem có gì lạ không. Đi mấy quãng đường, tôi thấy có cái tiệm ăn bên ngòai để nhiều chậu hoa, cây kiểng trông hấp dẫn quá. Tò mò, tôi cẩn thận khóa xe, và bước vào tính kiếm cái gì ăn lót dạ. Một cô có lẽ là nhân viên nhà hàng, mặc áo dài xanh có hoa thêu nơi ngực, đứng cạnh một cậu con trai, mặc đồng phục nhà hàng. Cả hai nhìn tôi chăm chú từ đầu đến chân, cô gái bước lại gần, mặt cứ vênh lên, cất tiếng hỏi:

- Bác vào đây tìm ai?
- Xin lỗi, chứ đây không phải là nhà hàng ăn sao cô?
- Ờ! Nhà hàng ăn đấy, nhưng bác đi lộn chỗ rồi.
- Sao lạ vậy?
- Chúng tôi nghĩ Bác không đủ "tiêu chuẩn để phục vụ".

Trong lòng tôi thấy lạ lắm nhưng cũng cố hỏi để nghe thử cô bé nói gì nữa. Trong bụng tôi nghĩ, không lẽ ở Việt nam hiện nay còn kỳ thị hơn thời nội chiến Nam Bắc ở Mỹ cách đây hơn 200 năm trước sao! Tôi nhỏ nhẹ hỏi:

-Xin cô vui lòng giải thích: Tại sao tôi lại không đủ tiêu chuẩn để phục vụ?

Cô nhà hàng chưa kịp trả lời thì bên phải cửa phòng xịch mở, một người đàn ông bước ra, tay cầm xấp giấy, mặc bộ vest đen, áo sơ-mi trắng, cổ thắt nơ, để râu mép, chân mang giày da bóng láng; tiến lại chỗ tôi và hất hàm bảo:

- Nhà hàng nầy chỉ bán cho Việt kiều, khách Ngoại, và cán bộ nhà nước có đặt bàn trước.

- À! Ra là thế.


Không lẽ, tôi nói tôi là Việt kiều đây. Khi không lại xưng danh tánh ra làm gì... Người Việt trong nước hay người Việt ở nước ngoài cũng là cùng một dân tộc, một màu da, một tiếng nói mà. Sao có sự phân biệt lạ lùng như vậy. Hình như một số người ở Hà nội bây giờ họ quan niệm Việt kiều là phải mập mạp, phương phi, trắng trẻo, bụng to, nhiều đô la, ăn mặc sang trọng, tiêu tiền như quăng qua cửa sổ. Họ đâu có biết rằng ở Mỹ dù làm bất cứ một việc gì đi nữa, một giờ đáng một giờ, và phải làm việc hết sức mình mới mong đạt được kết quả. Dù là người chủ cũng vất vả không thua gì công nhân. Các người trong tiệm nhìn thấy tôi gầy ốm, nước da lại đen, những ngón tay sần sùi, thô kệch, lại ăn mặc quá đơn giản, nếu không muốn nói là lôi thôi, áo bỏ ra ngòai, lè phè, chân mang dép Nhật cho mát, họ không muốn tiếp tôi chăng! Tôi thấy cũng không thiết ăn uống nữa, nên chào họ rồi lặng lẽ quay lưng ra cửa, tay trái vừa giơ lên vừa kéo cánh cửa để bước ra đường. Tôi loáng thoáng nghe sau lưng tiếng nói trống không; giọng đàn ông còn rất trẻ, có lẽ của cậu đứng gần cô gái lúc nãy:

-Nhìn cái "thằng " đó tiền bạc đâu mà đòi vào đây ăn. Ăn rồi nó "lỉnh" ngay đấy. Mình laị phải bận gọi công an. Tụi đó chỉ có ăn khoai thì có! Rõ "phén" cho rồi!
=>> Các Bạn có cảm nhận gì con người Hà Nội thời nay khi có tình trạng phân biệt người tỉnh lẻ với người thủ đô :KSV@06:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Uhm, có lẽ họ thiển cận,
còn phân biệt thì có đấy, đôi lúc cũng ko phải do họ :KSV@07:
 
tỉnh lẽ nghĩa là thế nào :KSV@02:
chính những người ko phải HN lại đề cao cái danh HN ấy :))
thế You là ng Hà Nội ak mà k bik từ tỉnh lẻ =))~
thời nay làm j có ai có tc như xưa ngay trong lớp học của tôi còn có tình trạng đó huống j là :-j~
 
Người hà Nội thời nay tất nhiên là không bằng thời xưa!:KSV@07:
 
Uhm, đi đâu cũng nghe thấy nói HN với tỉnh lẻ,
chỉ thấy đứa nào nói câu ấy là ngu :))
 
bây giờ người HN không được văn minh, lịch sự như trước nữa. Thậm chí con đang làm mai một đi cái vẻ đẹp tao nhã-một nét đặc trưng của người HN.
Tỉnh lẻ thì sao? Đúng là lũ đần:KSV@07:
 
Uhm, đi đâu cũng nghe thấy nói HN với tỉnh lẻ,
chỉ thấy đứa nào nói câu ấy là ngu :))
:">~ ban chửi tôi ngu ak chắc zị qá =))~ ko có thông minh ghê hơn người qá nhỉ ngưỡng mộ k kip >:)~
 
Bạn ko nge ng ta nói tự nhiên như ng HN sao?
 
:">~ ban chửi tôi ngu ak chắc zị qá =))~ ko có thông minh ghê hơn người qá nhỉ ngưỡng mộ k kip >:)~
thành thật xin lỗi Kim Anh,
ko có ý nói ai cả, lúc ấy hơi tức giận, nên nghĩ ngay tới mấy thằng bạn trong lớp,
sorry nha, :KSV@18:
 
Nói chung là người hà nội ngày nay không thể nói được.........................................khing người một cách kệch cỡm.....mà còn ngu nữa chứ ...lớp tui có mấy thằng hà nội..chới nhóm riêng..ra vẻ ta đây nhưng học ngu như con bò
 
Thế á mà dumbo học ở đâu??? thế mà có ng chửi mình ngu vì hn k khinh người :-j~
 
Xin lỗi các bạn nhưng mình muốn nói thế này. các ban bảo người Hà Nội bây giờ thế này thế nọ nhưng bạn co dám nói rằng ở quê các bạn ko có những người như thế ko. Khi các bạn lên Hà Nội học nếu các bạn ko phân biệt thì liệu việc đầu tiên các bạn làm là tìm những người đồng hương để nói chuyện không. bài viết vừa rồi của các bạn chính là phân biệt quê quán đấy.
 
Đọc bài bạn thi thấy bạn nói cũng đúng nhưng đó đâu phải ai cũng như vậy,pan đang vơ đũa cả nắm rui,nên xem lại đi,mình cũng là người hn mà đâu có như bạn nói đâu,mình thấy hơi bức xúc đó.:KSV@07:
 
Tôi đang mặc cái áo tôi yêu Hà Nội, dù tôi là một người tỉnh khác nhưng tôi vẫn thấy tự hào vì những năm tháng sinh viên mình được học ở đây,được gặp gỡ với những người bạn tuyệt vời cũng Hà Nội, dù ai đâu có xấu xa bao nhiêu thì cũng chỉ là con người mà thôi, ở đâu cũng có người xấu người tốt mà
 
Bạn nghĩ gì vậy? Đừng có vơ đũa cả nắm nhá.
Có thực sự đó là người Hà NỘi ko?
Mình sống ở đây từ bé mà hiếm khi gặp người Hà Nội.
Ko phải là cứ người nào sống ở Hà NỘi được gọi là người Hà nội đâu?
Có lẽ bạn nhầm qué.
Đừng nói xấu người Hà NỘi nhé.
Mình có gặp vài người nhưng họ rất thông minh, ngay thẳng và tốt tính.
ơ, ơ... Cái bạn này lạ thật.

----------

Nói chung là người hà nội ngày nay không thể nói được.........................................khing người một cách kệch cỡm.....mà còn ngu nữa chứ ...lớp tui có mấy thằng hà nội..chới nhóm riêng..ra vẻ ta đây nhưng học ngu như con bò
Ai bít có phải là người Hà Nội thực hay ko?
Hay là người cùng quê với bạn đó.
Giống bạn vì nói xấu người ta mà.
Người đâu cũng là người. Sao bạn lại có thể phân biệt quê quán thế nhỉ? Ở đâu cũng có người xấu người tốt mà.
Đồ thành kiến!
 
Cái bài viết ở trên vừa mới lên án việc phân biệt quê quán xong thì bây giờ lại thế này. Xin được nhắc nhở các bạn là người HN gốc bây giờ chỉ còn lại rất ít, chỉ sống tập trung ở các khu phố cổ và họ vẫn đang tiếp tục giữ được những nét đẹp truyền thống của cha ông mình. Những người tự gọi mình là dân HN ngày nay hầu hết là từ các tỉnh khác di cư lên mà sống, khiến cho HN bây giờ bị pha trộn lẫn lộn hết cả lên rồi.
Vui lòng không áp đặt thành kiến lên số đông theo kiểu "vơ đũa cả nắm" nếu bạn chưa hiểu rõ vấn đề.
 
Thứ nhất bài viết vơ đũa cả nắm rồi... những người tự xưng mình là người HN thì càng không phải :-j Ngay bản thân mình sống ở HN gần hai chục năm nay cũng không dám nhận mình là người Hà Nội. Và thực sự có những người sống ở HN tới chục năm mà đâu phải là "Người Hà Nội"... bởi họ không có cái cốt cách tinh thần của người Tràng An thanh lịch.

Thứ hai bài viết này quá mang tính chủ quan. Bạn thử nhìn lại xã hội VN xem, từ Bắc tới Nam, những điều bạn nói đâu đâu chẳng có. Mình nghĩ người viết bài này có ý tốt muốn cảnh báo 1 bộ phận giới trẻ hiện nay về văn hóa ứng xử nhưng khi mà quy chụp như vậy thì quá lời rồi.
 
×
Quay lại
Top