Bài giảng rối loạn nhịp tim

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
RỐI LOẠN NHỊP TIM

PGS. TS Vũ Điện Biên
Chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Tim mạch - Nội tiết
Bệnh viện TƯQĐ 108
I.ĐẠI CƯƠNG
Loạn nhịp tim là một hiện tượng thường gặp trong lâm sàng. Có những loạn nhịp không nguy hiểm và không đòi hỏi phải can thiệp, có nghĩa là người bệnh có thể chung sống hoà bình với nó. Có những loại nhịp làm giảm khả năng hoạt động hoặc đe doạ tử vong, có nghĩa là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, như vậy cần có mọi biện pháp can thiệp kịp thời và tích cực.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trong mấy thập kỷ qua, sự hiểu biết của chúng ta dựa trên cơ sở điện sinh lý học của loạn nhịp ngày càng được mở rộng, giúp cho chẩn đoán và điều trị loạn nhịp ngày càng tốt hơn. Muốn chẩn đoán đúng điểm cơ bản là phải đánh giá đúng các dấu hiệu lâm sàng và phân tích đúng điện tâm đồ của loạn nhịp. Muốn điều trị đúng ngoài việc dựa vào lâm sàng và điện tim, điều cơ bản là phải nắm vững cơ chế sinh bệnh của loại loạn nhịp.

II. CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ
Quả tim là một khối cơ rỗng, liền đặc biệt. Nó có hai loại tế bào: tế bào cơ và các tế bào biệt hoá. Các tế bào cơ chủ yếu làm nhiệm vụ co bóp khi được kích thích, rất ít khi nó mang tính tự động. Còn các tế bào biệt hoá chủ yếu sinh sản và dẫn truyền xung động thần kinh, tuỳ từng bộ phận mà có tính tự động khác nhau.

Nút xoang là một cấu trúc hình con suốt nhọn dài 10-20 mm dưới thượng tâm mạc nằm ở vị trí nối tiếp giữa nhĩ phải và xoang tĩnh mạch chủ trên. Nó có sự phân bố thần kinh tự động dồi dào và sự cấp máu phong phú. Nó bao bọc vỏ ngoài động mạch nút xoang, một nhánh gần của động mạch vành phải (chiếm 55-60%) hoặc từ động mạch mũ (40-45%). Cấu trúc tổ chức học của nút xoang bao gồm một mạng lưới tổ chức liên kết chứa đựng nhiều loại tế bào. Nằm ở trung tâm là những tế bào P phát nhịp. Tiếp đến là các tế bào chuyển tiếp còn gọi là tế bào T, có cấu trúc trung gian giữa tế bào P và tế bào cơ nhĩ thông thường. Ngoài cùng là các bó sợi giống như mạng Purkinje đi ra vào tâm nhĩ. Chức năng chính của nút xoang là phát chủ nhịp.

Nút nhĩ thất là một tổ chức nhỏ dưới nội tâm mạc trong vách liên nhĩ nằm ở vùng hội tụ của các bó dẫn truyền đặc biệt chạy qua tâm nhĩ. Cũng tương tự như nút xoang nó có sự phân bố thần kinh tự động rộng lớn. Nó được động mạch nút nhĩ thất, một nhánh của động mạch vành phải (90% số trường hợp) và cũng có thể một nhánh của động mạch liên thất trước nuôi dưỡng. Cấu trúc tổ chức của nút nhĩ thất cũng gồm nhiều loại tế bào nằm trong một mạng lưới tổ chức liên kết lỏng lẻo hơn. Đó là tế bào P (không nhiều như ở nút xoang), những tế bào nhĩ chuyển tiếp, những tế bào cơ tim thông thường và những tế bào Purkinje. Nút nhĩ thất có 3 chức năng chính: làm chậm nhịp đi qua đúng 0,04s cho phép tâm nhĩ tống hết máu xuống tâm thất, trung tâm phát nhịp phụ trợ và cuối cùng là bộ lọc làm hạn chế tần số thất trong trường hợp cơn nhịp nhanh nhĩ.

Bó His là bó sợi Purkinje phát triển từ đoạn xa của nút nhĩ thất có cấu trúc hình ống hẹp chạy qua vách liên thất phần màng tới đỉnh vách liên thất phần cơ rối chia thành 2 nhánh. Tuy vậy điểm chính xác để phân biệt đoạn cuối của nút nhĩ thất và bắt đầu của bó His không thể vạch ra một cách chính xác kể cả giải phẫu cũng như điện học. Bó His có sự phân bố thần kinh tự động tương đối nghèo nàn, tuy vậy nó được cung cấp máu khá dồi dào từ cả động mạch nút nhĩ thất và các nhánh vách liên thất của động mạch liên thất trước. Những dải của các sợi Purkinje theo chiều dọc được phân cách thành những phần song song riêng biệt bởi các khung mô liên kết có thể nhận thấy được khi khảo sát tổ chức học. Các tế bào P tương đối nghèo nàn cũng có thể quan sát thấy trong khung tổ chức liên kết này. Chức năng của bó His là dẫn truyền các xung động từ nút nhĩ thất đến các nhánh bó His.....
III. PHÂN LOẠI LOẠN NHỊP
Rối loạn tạo nhịp
Rối loạn dẫn truyền


IV. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Chẩn đoán:
1. Điều trị
:

ST
 

Đính kèm

  • SUY TIM.docx
    42,7 KB · Lượt xem: 278
×
Quay lại
Top