Bài giảng bệnh tắc ruột sơ sinh

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
BÀI

TẮC RUỘT SƠ SINH

Mục tiêu

1. Trình bày được chẩn đoán của hội chứng tắc ruột sơ sinh và chẩn đoán
nguyên nhân.
2. Mô tả được biểu hiện lâm sàng của từng nguyên nhân gây tắc ruột sơ sinh.
3. Trình bày được cách chọn lựa các phương pháp điều trị thích hợp.

1. Đại cương

Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực
ngoại nhi. Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên
quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa là nơi trẻ được phát hiện
bệnh trước khi được chuyển đến tay phẫu thuật viên. Sự tiến bộ trong lĩnh vực
gây mê và hồi sức nhi cùng với chẩn đoán và xử trí sớm đã làm giảm tỷ lệ tử
vong sau phẫu thuật.

2. Chẩn đoán


2.1. Chẩn đoán trước khi sinh


Với sự tiến bộ trong lĩnh vực siêu âm bào thai, người ta có thể chẩn đoán
được nhiều loại dị tật bẩm sinh trước mổ. Hai dấu hiệu gợi ý của tắc ruột qua
siêu âm bào thai là:

ư Sự giãn nở bất thường của các quai ruột củabào thai.

ư Sự giãn nở của khoang ối (dấu hiệu đa ối).

2.2. Chẩn đoán sau khi sinh

2.2.1. Hai dấu hiệu báo động

ư Nôn mửa: thường xảy ra trong những giờđầu của đời sống. Trong chất nôn thường cólẫn dịch mật vàng hoặc xanh, có khi nôn racả dịch ruột (dịch như màu phân).

ư Chậm đào thải phân su: bình thường phân su xuất hiện trong vòng 12 - 24 giờ mà không thấy phân su ở hậu môn là dấu hiệu chậm.

2.2.2. Bụng trướng

Là dấu hiệu muộn, dấu hiệu này còn tùy thuộc vào vị trí tắc, nếu tắc caothì thường bụng không trướng mà đôi khi lại xẹp.

2.2.3. Thăm khám trực tràng

Dùng một sonde Nélaton nhỏ có bôi dầu nhờn đút vào hậu môn. Tùy theoloại bệnh mà đầu sonde sẽ có dính nhiều, ít hoặc không có phân su. Đây cũnglà cách khám bắt buộc để hướng tới nguyên nhân gây bệnh.

2.2.4. Bệnh cảnh lâm sàng

Sẽ được gợi ý hơn trước một trẻ đẻ non và có tiền sử đa ối cấp trong trongnhững tháng đầu của thai kỳ. Dấu hiệu đa ối rất thường gặp ở những trường hợpbệnh nhi tắc đường tiêu hóa ở cao (thực quản, môn vị, tá tràng, hỗng tràng).

Dấu hiệu đa ối trong tắc ruột bào thai được các tác giả giải thích nhưsau: bình thường nước ối được hấp thu qua đường tiêu hoá của bào thai (dothai nhi nuốt nước ối qua đường miệng). Nếu đường tiêu hoá không có cản trởthì nước ối sẽ được hấp thu đầy đủ và trở lại về hệ tuần của nhau thai và mẹ.

Trong trường hợp tắc ruột nhất là tắc ở cao thì số lượng nước ối hấp thu sẽgiảm đi và ứ đọng lại ngày một nhiều tạo thành đa ối.

2.2.5. Chẩn đoán hình ảnh

ư Chụp bụng không chuẩn bị: giúp đánh giá nguyên nhân, vị trí của chỗ tắcdựa vào hình ảnh và số lượng của mức hơi nước, đám vôi hóa, hơi tự dotrong ổ bụng. Hình ảnh X quang sẽ đặc thù cho từng loại tắc ruột sơ sinh.

ư Chụp cản quang đường tiểu hoá: giúp chẩn đoán nguyên nhân các bệnhnhư mégacolon, ruột ngưng quay, tắc tá tràng...

ư Siêu âm giúp phát hiện các dị tật khác kèm theo, nhất là những dị tật ởđường tiết niệu và gan mật.

3. Chẩn đoán nguyên nhân

Chia thành 3 nhóm:

3.1. Nguyên nhân nội tại

Nguyên nhân gây tắc ruột có từ bên trong lòng ruột bao gồm: teo ruột vàtắc ruột phân su.

3.2. Nguyên nhân ngoại lai

Nguyên nhân gây tắc ruột từ bên ngoài chèn vào:

ư Tắc ruột do dây chằng hoặc dính.
ư Viêm phúc mạc bào thai.

3.3. Nguyên nhân cơ năng

ư Phình đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung).
ư Hội chứng nút phân su.
Ngoài ra trên cùng một bệnh nhân có thể cùng một lúc kết hợp nhiềunguyên nhân. Ví dụ: viêm phúc mạc bào thai kết hợp với teo ruột.
4. Một số thể tắc ruột sơ sinh hay gặp
Câu hỏi
....
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới nhé

ST
 

Đính kèm

  • BÀI 19.docx
    20,4 KB · Lượt xem: 360
×
Quay lại
Top