“Ảo tưởng sức mạnh” về sơ đồ tư duy

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-6-.jpg

Chắc hẳn việc sử dụng sơ đồ tư duy hay những lợi ích của sơ đồ tư duy không còn gì là xa lạ với các bạn học sinh nữa. Thế nhưng, sử dụng sơ đồ tư duy trong thực tế phải như thế nào, và làm sao để tránh những sai lầm - “ảo tưởng sức mạnh” khi vẽ sơ đồ tư duy thì không phải ai cũng biết. Bài viết này hy vọng sẽ chỉ ra một vài sai lầm bạn cần tránh, cũng như nguyên tắc bạn cần nhớ.

Có thể bạn đã từng nghe qua về sơ đồ tư duy (có thể là trong "Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế!" hoặc loạt sách của Tony Buzan) nhưng đa phần những tài liệu đó nói đến việc dùng sơ đồ tư duy, lợi ích cũng như hướng dẫn lập sơ đồ tư duy, nhưng chưa đề cập đến những khó khăn gặp phải khi áp dụng sơ đồ tư duy vào thực tiễn. Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng sơ đồ tư duy mà không phải ai cũng biết.

1, Hình trung tâm có nhất thiết phải liên quan đến chủ đề không?
Câu trả lời là KHÔNG. Bởi vì để kích thích sự sáng tạo, hình trung tâm bạn vẽ gì cũng được. Nhưng hãy nhớ, đừng mất quá nhiều thời gian cho hình trung tâm. Và tờ giấy thì nhớ để ngang. Vì bạn để dọc, tính thẩm mỹ không cao và khó sắp xếp kiến thức hơn.

2, Về màu sắc
Bộ não chúng ta bị kích thích bởi màu sắc. Không phải tự nhiên kinh đô phim ảnh thu hút hàng tỉ đô chứ không như phim đen trắng ngày xưa. Vậy nên nếu các nhánh chính bạn vẽ cùng màu, sẽ không có sự nổi bật. Hãy nhớ sơ đồ tư duy phải có ít nhất 3 màu. Và hai nhánh cạnh nhau thì không được cùng màu. Chỉ có các nhánh phụ bạn mới để cùng màu thôi. Và nhánh có màu gì thì chữ trên nhánh có màu tương tự như vậy.

3, Viết gì trên nhánh?
Có những bạn chia sẻ “Anh ơi, kể từ ngày dùng sơ đồ tư duy, tập đề cương em dày gấp đôi so với bình thường.” – nhìn sơ đồ tư duy cứ thấy rối rối. Hãy nhớ: chỉ 20% từ khóa nhưng có thể diễn đạt được 80% nội dung. Do vậy bạn chỉ cần nắm được 20% nội dung đó. Vì thế ở trên nhánh thì bạn chỉ viết từ khóa thôi, và nhớ từ khóa phải viết ở trên, không viết ở dưới nhánh. Chỉ cần không mắc sai lầm này, sơ đồ tư duy bạn chắc chắn sẽ ngắn và hiệu quả.

4, Chèn hình ảnh cho sơ đồ tư duy
Hình ảnh rất quan trọng. Có hình ảnh nhớ rất nhanh. Do vậy bước cuối trong khi bạn vẽ sơ đồ tư duy là hãy thêm hình ảnh vào các nhánh. Hình ảnh đó có thể là hình minh họa, hình bạn chế ra, không nhất thiết phải đẹp. Hãy nhớ, không nhất thiết phải đẹp. Chỉ cần có hình ảnh, bộ não sẽ rất thích những điều đó.

5, Sơ đồ tư duy có giúp ghi nhớ không?
Câu trả lời là KHÔNG. Sơ đồ tư duy là một loại ghi chú thông minh, nó giúp bộ não ấn tượng hơn và gia tăng khả năng ghi nhớ. Nhưng nếu muốn nhớ bài bạn vẫn phải áp dụng quy trình ôn tập đầy đủ. Còn tác dụng lớn nhất của sơ đồ tư duy là khái quát hóa kiến thức. Chúng cho phép tổng hợp nội dung của cả quyển sách, cả chương sách, cả mấy chục trang sách chỉ trong một tờ giấy. Cảm giác giống như bạn đi vào thành phố, bạn có một tấm bản đồ ở trong tay. Khi bạn ôn tập, chỉ cần nhìn vào đó thấy rất hiệu quả, phần nào bạn chắc chắn, phần nào bạn chưa, từ đó bạn dễ dàng ôn lại, chứ không phải mơ hồ không biết mình đã học được gì, hay quên gì mất.

6. Sơ đồ tư duy không tự nhiên mà vẽ nhanh được.
Nhiều bạn dễ nóng vội, không chịu luyện tập nên vẽ sơ đồ tư duy không được nhanh. Ngày xưa thời đi học, mình cũng dùng sơ đồ tư duy phải từ 4-5 năm. Nhớ hồi lớp 12, đa phần các môn học mình vẽ sơ đồ tư duy vào vở ghi luôn. Ban đầu vẽ xấu, mất nhiều thời gian. Có những sơ đồ tư duy mất 2-3 tiếng mới vẽ xong. Nhưng luyện nhiều thì chỉ khoảng 30 phút là xong, mà lại đẹp. Vậy nên các bạn nhớ kiên trì, đừng bỏ cuộc, áp dụng là phải áp dụng tới cùng.

Trong một khóa học về phương pháp học tập mình theo học của đại học US Sandiego, mình có được chia sẻ và thực sự thấm về sức mạnh sơ đồ tư duy. Nó phát triển sự sáng tạo vô cùng, nó kích thích trí não, nó tạo ra những ý tưởng mới. Chính vì thế hãy nhớ và áp dụng nhé. Chúc các bạn có những kết quả đột phá.

Theo YDC​
 
×
Quay lại
Top