Ảo tưởng, năng suất và thành công

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Các nhà tâm lý từ lâu đã biết đến tầm quan trọng của sự ảo tưởng. Ví dụ, Theo Taylor và Brown,người ảo tưởng có những mức độ hạnh phúc cao hơn – tức là hạnh phúc hơn những người không ảo tưởng.

Có 3 dạng ảo tưởng mà đa số mọi người bộc lộ. Đầu tiên, con người có thể tin rằng họ có nhiều sự kiểm soát đối với những sự kiện và kết quả hơn thực tế. Thêm nữa, con người tin rằng tương lai của họ tươi sáng hơn thực tế. Cuối cùng, niềm tin của con người vào những khả năng của họ là cao hơn những khả năng thực tế của họ.

Đa số mọi người, nếu họ biết được những phát hiện đó, thì họ có thể tìm cách thoát khỏi những ảo tưởng đó, nhưng đây là một quan điểm thú vị: điều gì xảy ra nếu những ảo tưởng hóa ra lại hữu ích trong việc làm bạn không chỉ hạnh phúc hơn, mà còn thành công hơn?

Liệu bạn có tìm cách để thoát khỏi ảo tưởng?




Hãy xem xét những điều mà Zhang và Fishbach phát hiện trong những nghiên cứu gần đây. Họ yêu cầu những người tham gia trong nghiên cứu của họ ước tính họ sẽ mất bao lâu để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Sau đó, họ yêu cầu người tham gia báo cáo lại với họ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, Zhang và Fishbach có được từ mỗi người tham gia 2 phần thông tin: (1) dự tính của họ về thời gian họ hoàn thành nhiệm vụ, và (2) khoảng thời gian thực tế họ cần để hoàn thành nhiệm vụ.

Các kết quả từ những nghiên cứu của họ chỉ ra 2 kiểu kết quả. Đầu tiên, những người tham gia nhìn chung là quá lạc quan: họ nghĩ rằng nhiệm vụ sẽ đòi hỏi ít thời gian hơn so với thực tế để hoàn thành. Phát hiện này không mới; các tài liệu về quản lý và ra quyết định nói rằng con người trước sau như một đều đánh giá thấp thời gian sẽ tiêu tốn để hoàn thành nhiệm vụ. Thêm nữa, Zhang và Fishbach có phát hiện khác thú vị hơn nhiều: họ phát hiện thấy, dù những người tham gia đưa ra những dự đoán lạc quan nhất và là người ít chính xác nhất trong việc ước tính khi nào họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên, họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ sớm hơn những người ít lạc quan.

Nói cách khác, những dự đoán của một người càng lạc quan, càng ít chính xác, nhưng lại càng có năng suất. Những phát hiện của Zhang và Fishbach cho thấy câu ngạn ngữ “hướng đến những vì sao và bạn sẽ đạt đến đỉnh cao” có lẽ đúng. Họ cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc đưa ra những dự đoán lạc quan một cách phi hiện thực (ảo tưởng) về những thành tựu trong tương lai của một người, vì những người có những dự đoán như vậy trong thực tế sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn những người có những dự đoán thực tế hơn.

Điều này đem lại cho tôi mối quan hệ giữa sự ảo tưởng, hạnh phúc và năng suất. Đa số những người có óc thực tế (người thích có những nhận thức đúng đắn về bản thân họ và thế giới xung quanh họ) có lẽ sẽ chấp nhận, một cách miễn cưỡng, quan điểm rằng một người sống ảo tưởng có thể hạnh phúc hơn. Nhưng họ có thể chưa tính đến khả năng rằng sống ảo tưởng có thể làm tăng năng suất. Quả thật, đối với đa số người có óc thực tế, thì quan điểm cho rằng một người sống ảo tưởng có thể thành công hơn một người không ảo tưởng dường như là nghịch lý, bất công và thậm chí đáng nghi ngờ.

Nhưng đối với một nhà tâm lý, họ không ngạc nhiên khi ảo tưởng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy định hướng-thành đạt và thành công. Điều này là bởi các nhà tâm lý nhận ra con người, giống như những động vật cấp thấp khác, về bản chất là những sinh vật cảm xúc. Tức là chúng ta làm việc gì đó để cảm thấy tốt (trở nên hạnh phúc là mục tiêu số 1 của đa số mọi người), và chúng ta có nhiều khả năng theo đuổi các mục tiêu khi chúng ta cảm thấy lạc quan về việc đạt được chúng.

Do đó, ta có thể hiểu được khi những người cảm thấy rất lạc quan về những năng lực của họ và tương lai của họ, về sự kiểm soát họ có đối với môi trường của họ, nhìn chung sẽ tràn đầy năng lượng hơn trong cuộc theo đuổi mục tiêu của họ, và nhìn chung sẽ cố gắng lớn hơn những người có óc thực tế hơn. Và trong cuộc theo đuổi những mục tiêu ngoài tầm với, người ảo tưởng sẽ có thể đạt được nhiều hơn những người không ảo tưởng, như các kết quả của Zhang và Fishbach chỉ ra.

Đọc tất cả những điều này có thể khiến bạn tự hỏi: nếu sống ảo tưởng làm tăng hạnh phúc và năng suất, thì tại sao một người nên có óc thực tế?

Đó là một câu hỏi hay. Tại sao con người tìm kiếm sự đúng đắn trong thế giới quan của họ? Nếu một động vật cấp thấp được cho sự lựa chọn giữa hạnh phúc-và-năng suất, hoặc không ảo tưởng-và-thực tế, có vẻ như con vật đó sẽ chọn hạnh phúc-và-năng suất. Nhưng một số người sẽ chọn không ảo tưởng-và-thực tế hơn là hạnh phúc và năng suất. Tại sao?

Đó là một câu hỏi cho bài khác.


Nguồn

Delusion, Productivity, and Success

Does being delusional improve productivity and success?

Published on May 24, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature

PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top