Ảnh hưởng và nỗi đau mang tên "da cam"

chokolat

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2011
Bài viết
2.406
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm song dư âm mà nó để lại còn hằn hiện lên cuộc sống ngày nay.

Được sinh ra và lớn lên trong thời bình là một trong những điều may mắn nhất của bất cứ một con người nào. Chiến tranh qua đi, mất mát quá nhiều, con người thời ấy đã đánh đổi số mạng cho những ngày bình yên hôm nay. Nhiều người trong số họ phải gánh chịu nỗi đau chiến tranh - nỗi đau da cam - một nỗi đau chưa kết thúc…

KenhSinhVien-120726kpdioxin01-e0593.jpg


Chất độc da cam (tên tiếng Anh là Agent Orange) là tên gọi một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thời kì chiến tranh Việt Nam từ 1961 - 1971.
KenhSinhVien-2(1).jpg



Chất này có tác dụng phá hủy lớp thảm thực vật trong vùng khí hậu nhiệt đới, làm lộ nơi ẩn nấp của kẻ thù. Tên gọi “da cam” xuất phát từ các sọc vẽ đánh dấu trên thùng thuốc. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này như “chất màu trắng”, “chất màu hồng”, "chất màu tím"...

KenhSinhVien-3(1).jpg


Thành phần chính trong chất độc màu da cam chính là Dioxin - một hợp chất hữu cơ cực độc, bền vững và rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên.

KenhSinhVien-120726kpdioxin04a-872db.jpg


Các báo cáo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ - EPA xác định, Dioxin là một chất độc, nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở con người. Nguy hiểm ở chỗ, chất này hoàn toàn không có ngưỡng xác định độ an toàn, chỉ một lượng nhỏ cũng đủ gây ảnh hưởng lên cơ thể.

KenhSinhVien-4(1).jpg


Tổng cộng quân đội Hoa Kỳ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam. Theo thống kê, ít nhất có tới 12% diện tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiều lần.
KenhSinhVien-5(1).jpg



Chỉ ngay sau khi chất độc da cam được rải xuống miền Nam, hàng ngàn ha rừng đã bị rụng lá, môi trường sinh thái bị mất cân bằng, mùa màng bị phá hoại, cuộc sống của con người bị đe dọa nghiêm trọng.
KenhSinhVien-120726kpdioxin07-d9581.jpg



Tuy nhiên, điều đáng nói chính là sự lâu phân hủy của chất độc này. Nó nhiễm vào thực vật, nguồn nước, con người, để lại di chứng cho tới tận ngày nay. Minh chứng là khu rừng Sát (phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh) và rừng Năm Căn (Minh Hải) đã không còn khả năng cung cấp gỗ cho sản xuất nữa.

KenhSinhVien-6(1).jpg


Thời gian bán phân hủy của Dioxin trong cơ thể động vật là khoảng 7 năm hoặc lâu hơn. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng hơn 4,8 triệu người Việt Nam phải hứng chịu chất độc màu da cam, đó là chưa kể con cháu họ phải hứng chịu di chứng.
KenhSinhVien-7(1).jpg



Ngoài ung thư, tác nhân da cam còn gây ra nhiều căn bệnh khác như đái tháo đường, thiểu năng sinh dục nam, nữ, di truyền đến con cái… Ảnh hưởng của nó có thể kéo dài hơn 20 năm, di truyền qua nhiều thế hệ.

KenhSinhVien-8(1).jpg


Hình ảnh bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng cùng với các trẻ em nhiễm chất độc da cam tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ. Những mầm non này không sinh ra trong bom đạn nhưng th.ân thể các em phải gánh chịu nỗi đau di truyền qua cha mẹ, nỗi đau da cam.
KenhSinhVien-9(1).jpg



Em Nguyễn Thị Bích Liên (17 tuổi) phải chịu di chứng từ chất da cam từ thế hệ trước. Em là một trong số ít những nạn nhân may mắn chỉ nhiễm bệnh ở thể nhẹ nên vẫn có khả năng tới trường. Nhiều năm liền, em là học sinh giỏi và luôn nhận được học bổng từ các tổ chức nhân đạo Cần Thơ.
KenhSinhVien-11(1).jpg



Ông Lý Phước Vận và vợ từng chiến đấu ở Đông Nam Bộ, sau ngày hòa bình, sức khỏe của họ ngày một giảm sút. Vợ ông thậm chí bị chẩn đoán ảnh hưởng chất độc da cam nặng, còn ông thì mắc bệnh nan y ung thư ruột. Họ mất đi 100% sức lao động, dị ứng thuốc và một số món ăn. Hiện tại, đôi vợ chồng phải sống trong sự nghèo khổ, túng thiếu.

KenhSinhVien-33.jpg


Năm 2004, đại diện cho hơn 3 triệu người nhiễm chất da cam ở Việt Nam, ba nạn nhân là Phan Thị Phi Phi, Nguyễn Văn Quý, Dương Quỳnh Hoa đã đâm đơn kiện các công ty sản xuất hóa chất diệt cỏ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ước mơ đòi lại công lí của họ vẫn chưa thực hiện được khi đơn kiện bị bác bỏ bởi các nhà chức trách Hoa Kỳ.
Nguồn :Kênh14
 
Tội quá. :(:(:(:(:(:(
May mà mình còn đủ chân đủ tay để sống 1 cuộc sống bình thường.
 
×
Quay lại
Top