7 thói quen thường thấy của người không hạnh phúc

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
“Cần rất ít để làm nên một cuộc sống hạnh phúc; tất cả là ở trong chính bạn, trong cách mà bạn suy nghĩ.” - Marcus Aurelius
“Hãy biết ơn những người làm chúng ta hạnh phúc, bởi họ là những người làm vườn tuyệt vời cho hạt giống tâm hồn chúng ta nảy nở.” - Marcel Proust

Ảnh: Niklas Morberg (Flickr.com)​

Nhiều tình huống chắc chắn sẽ làm nên cuộc sống không hạnh phúc. Nhưng một phần – thường là một phần lớn – của sự bất hạnh đến từ những suy nghĩ, cách hành xử và những thói quen của chính chúng ta.

Trong bài báo này tôi rất vui khi chia sẻ 7 thói quen tiêu cực thường thấy nhất mà những thói quen này có thể mang đến sự kém hạnh phúc khá lớn trong phạm vi cuộc sống bé nhỏ của chính bạn.

Nhưng tôi cũng chia sẻ những gì từng làm, những gì đã từng giúp tôi giảm thiểu hay vượt qua những thói quen đó trong cuộc sống của tôi.

1. Hướng đến sự toàn diện
Cuộc sống có cần phải hoàn hảo trước để bạn hạnh phúc hay không?
Bạn có phải hành xử một cách hoàn hảo và đạt những kết quả hoàn hảo để hạnh phúc hay không?
Khi ấy hạnh phúc sẽ chẳng dễ dàng tìm kiếm.Việc đặt ra áp lực cho công việc của bạn vượt quá khả năng của mình thường dẫn đến lòng tự trọng hạ thấp và cảm giác như bạn không đủ giỏi mặc dù bạn lẽ ra đã có những kết quả tốt và tuyệt vời hơn. Bạn và những gì bạn làm không bao giờ đủ tốt ngoại trừ vài khi hiếm hoi cảm thấy giống như hoàn hảo.

Vượt qua thói quen này thế nào:
Ba điều đã giúp tôi chống lại thói quen cầu toàn và trở nên thoải mái hơn:
  • Coi mọi chuyện đủ tốt. Việc hướng đến sự cầu toàn thường dẫn đến việc một kế hoạch hoặc điều gì đó không bao giờ được hoàn tất. Thay vì vậy hãy coi như mọi chuyện đủ tốt. Không dùng nó như một cái cớ để giảm đi sự cố gắng. Nhưng đơn giản chỉ là nhận thức rõ rằng điều gì đó được gọi là đủ tốt và khi đó bạn xong với bất kể chuyện gì bạn đang làm.
  • Có một giới hạn. Tôi đặt ra những giới hạn mỗi khi bắt đầu với một mốc quan trọng mới. Bởi vì khoảng một năm trước, khi tôi đang làm cuốn sách điện tử thứ hai của mình, tôi nhận ra rằng nếu chỉ làm và ra sách khi hoàn thành nó là không thể. Bởi tôi đã luôn tìm được đủ thứ vớ vẩn để nhét them vào đó. Vậy nên tôi cần phải đặt ra một giới hạn. Việc đặt ra một giới hạn cho tôi một động lực mạnh mẽ để làm việc và nhìn chung đó là cách hay để giúp bạn bỏ đi ý muốn chăm chút mọi thứ nhiều quá.
  • Nhận thức rõ điều gì ý nghĩa với bạn khi mua lấy những ảo tưởng của sự hoàn hảo. Đây là lý do mạnh mẽ để tôi không nghĩ đến việc cầu toàn và cũng là điều tôi vẫn tự nhủ mỗi khi tôi nhận thấy những ý nghĩ cầu toàn nảy ra trong đầu mình. Với việc xem quá nhiều những bộ phim, nghe quá nhiều những bài hát và chỉ tiếp nhận những gì cuộc sống nhắn nhủ với bạn dễ dàng dẫn dắt bạn vào những giấc mơ về sự hoàn mỹ. Nghe có vẻ hay và tuyệt vời và bạn muốn nó.
Nhưng trong cuộc sống thực chúng mâu thuẫn với thực tại và dẫn tới nguyên nhân của những sự chịu đựng và căng thẳng bên trong con người bạn và trong những người xung quanh bạn. Nó nguy hại hoặc có thể khiến bạn kết thúc những mối quan hệ, những công việc, những kế hoạch…chỉ bởi những mong muốn của bạn ngoài tầm cuộc đời này. Tôi nhận thấy rằng rất hữu ích để nhắc nhở bản thân về sự thật đơn giản này.

2. Sống giữa những quan điểm tiêu cực.
Không điều gì là tách biệt. Những người chúng ta biết, những gì chúng ta đọc, xem và nghe thấy có ảnh hưởng rất lớn đến việc chúng ta cảm thấy và suy nghĩ như thế nào.

Thực sự rất khó để hạnh phúc hơn nữa nếu như bạn để bản thân mình bị kéo theo những quan điểm tiêu cực. Những quan điểm này bảo với bạn rằng cuộc sống phần lớn sẽ luôn bất hạnh, nguy hiểm và đầy rẫy sợ hãi và ràng buộc. Những quan điểm này nhận định cuộc sống từ một góc độ tiêu cực.

Vượt qua những thói quen này như thế nào:
Việc thay thế những quan điểm tiêu cực đó bằng những ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ là rất hữu hiệu. Giống như một cuộc sống mới đang mở ra.

Vậy nên hãy dành nhiều thời gian với những con người tích cực, âm nhạc và những cuốn sách hứng thú, những bộ phim và những chương trình TV làm bạn cười và nghĩ về cuộc sống ở một khía cạnh mới.

Bạn có thể bắt đầu từ những cái nhỏ. Ví dụ như, thử đọc một cái blog hay cuốn sách gây cảm hứng hoặc lắng nghe một cuốn sách đọc (audio book) khi dùng bữa sáng một hôm nào đó trong tuần này thay vì đọc báo hay xem tin tức mỗi buổi sáng trên TV.

3. Sa vào quá khứ và tương lai quá nhiều.
Việc tốn nhiều thời gian của bạn cho quá khứ và hồi tưởng về những ký ức đau buồn xa xưa, những xung đột, những cơ hội vuột mất và đủ thứ khác có thể làm tổn thương bạn rất lớn. Việc lãng phí nhiều thời gian của bạn cho tương lai và tưởng tượng ra những thất bại trong công việc, trong những mối quan hệ của bạn và sức khỏe của bạn có thể gắn liền với những cơn ác mộng tưởng tượng khủng khiếp diễn ra lặp đi lặp lại trong đầu bạn. Không sống trong cuộc sống hiện tại có thể dẫn đến việc bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời khác.

Không tốt chút nào nếu bạn muốn hạnh phúc hơn nữa.

Làm sao để vượt qua thói quen này:
Thật là khó để không nghĩ ngợi về quá khứ hay tương lai. Và điều hiển nhiên điều quan trọng là lên kế hoạch cho ngày mai và năm tới và cố gắng học từ những gì đã trải qua của bạn.

Nhưng đừng dấn sâu vào những thứ không mấy hữu ích.

Vậy nên tôi cố gắng hết sức có thể để sử dụng thời gian của mình, phần lớn thời gian mỗi ngày, để sống cho hiện tại. Chỉ việc ở ngay đây và tập trung toàn bộ cho những từ tôi đang viết và sau đó tôi nấu nướng và dùng bữa trưa và tập trung hoàn toàn giải quyết những công việc đó.

Bất cứ điều gì tôi đang làm tôi đều cố gắng tập trung toàn bộ vào đó và không trôi theo tương lai hay quá khứ.
Nếu tôi lơ là thì khi đó tôi chỉ tập trung vào hơi thở của mình trong vài phút hoặc tôi ngồi lặng đi và cảm nhận tất cả những gì xung quanh mình hiện tại bằng tất cả những giác quan của tôi một lúc. Bằng cách làm những điều này tôi có thể điều chỉnh lại bản thân về với hiện tại.

4. So sánh bản thân và cuộc sống của bạn với người khác.
Thói quen thường thấy và tiêu cực hằng ngày là luôn so sánh cuộc sống và bản thân bạn với những người khác. Bạn so sánh những chiếc xe hơi, những ngôi nhà, công việc, giầy dép, tiền bạc, những mối quan hệ, địa vị xã hội và mọi thứ. Và kết thúc mỗi ngày bạn chà đạp lên lòng tự trọng của mình và mang trong mình rất nhiều cảm xúc tiêu cực.

Vượt qua thói quen này thế nào:
Thay thế thói quen tiêu cực đó bằng hai thói quen khác.
  • So sánh bản thân với chính bạn. Đầu tiên, thay vì việc so sánh chính bạn với người khác nên tạo một thói quen so sánh bạn với chính mình. Xem bạn trưởng thành bao nhiêu, những gì bạn đạt được và những tiến bộ bạn đã thực hiện hướng tới những mục tiêu của bạn. Thói quen này rất hữu ích trong việc tạo nên sự trân trọng, hiểu rõ giá trị và sự ân cần đối với bản thân bạn bởi chính bạn dõi theo chặng đường bạn đã đi qua như thế nào, những trở ngại bạn đã vượt qua và những thứ bạn đã làm. Bạn cảm thấy tốt về chính bản thân mình bỏ qua những suy nghĩ kém hơn người khác.
  • Luôn ân cần. Theo kinh nghiệm của tôi, cách bạn cư xử và suy nghĩ hướng về người khác dường như có một ảnh hưởng lớn từ cách bạn đối xử với chính mình và nghĩ về bản thân mình. Phê phán và chỉ trích mọi người nhiều và bạn có xu hướng phê phán và chỉ trích bản thân mình nhiều hơn (hầu như tự nhiên). Hãy ân cần với người khác và giúp họ và bạn sẽ có xu hướng ân cần và giúp ích cho bản thân nhiều hơn.
Tập trung vào những điểm tích cực bên trong con người bạn và những người xung quanh bạn. Trân trọng những ưu điểm của bạn và người khác. Đây là cách bạn trở nên hài lòng với chính bản thân mình và những người trong cuộc sống của bạn thay vì sắp xếp họ và chính bạn và tạo ra những khác biệt trong suy nghĩ của bạn.

Và hãy nhớ, bạn không thể thành công nếu bạn cứ so sánh. Chỉ khi tự mình nhận thức điều này mới hữu ích. Bất cứ điều gì bạn làm bạn có thể hầu như luôn tìm một ai đó trong cuộc sống mà họ có thể làm tốt hơn bạn hoặc họ giỏi hơn bạn ở việc nào đó.

5. Tập trung vào những khía cạnh tiêu cực trong cuộc sống.
Nhìn vào những khía cạnh tiêu cực của bất kỳ tình huống nào bạn gặp và dấn sâu vào những chi tiết đó chính là cách khiến bạn không hạnh phúc. Và kéo theo tâm trạng của tất cả những người xung quanh bạn.

Làm thế nào để vượt qua thói quen này:
Vượt qua tật xấu này phải khéo léo. Điều mà đã từng tác động đến tôi là việc gạt bỏ thói quen cầu toàn. Bạn chấp nhận mọi thứ và tình huống sẽ có những mặt tích cực và tiêu cực của chúng thay vì nghĩ rằng mọi khía cạnh phải tích cực và hoàn hảo. Bạn chấp nhận chúng như chúng vốn như thế. Với cách này bạn có thể gạt đi cảm xúc và suy nghĩ về những điều tiêu cực thay vì chìm sâu vào cảm xúc và làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng.

Một điều nữa cũng có tác dụng đơn giản chỉ là tập trung vào kiến thiết. Thay vì tập trung vào sự trì trệ và than vãn về những khía cạnh tiêu cực. Bạn có thể làm bằng cách hỏi những câu hỏi hay. Những câu hỏi kiểu như:
Làm thế nào tôi thay đổi điều tiêu cực này thành điều hữu ích và tích cực?

Làm thế có thể giải quyết vấn đề này?

Nếu tôi đối mặt với thứ mà tôi bắt đầu nghĩ đó là vấn đề tôi có thể dùng giải pháp thứ ba, tôi có thể hỏi chính mình: Ai quan tâm? Tôi hầu như thường nhận ra sau đó rằng về lâu dài nó không thực sự là vấn đề.

6. Giới hạn cuộc sống bởi bạn tin rằng cuộc sống xoay quanh bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng cuộc sống xoay quanh bạn và bạn kìm nén bản thân vì bạn sợ những gì mọi người có thể nghĩ hay nói nếu bạn làm điều gì đó khác biệt hoặc mới mẻ thì bạn đang đặt ra những giới hạn lớn cho cuộc sống của bạn. Bằng cách nào ư?

Bạn có thể kém tiếp thu những cái mới và trưởng thành. Hầu hết thời gian bạn có thể nghĩ rằng sự phê phán và sự phủ nhận bạn gặp phải là liên quan đến bạn hoặc là lỗi ở bạn (trong khi nó thực ra có thể liên quan đến một người khác với một tuần tồi tệ hoặc bạn nghĩ rằng bạn có thể đọc được những ý nghĩ). Tôi cũng từng phát hiện tính nhút nhát của mình thường đến với tôi khi nghĩ rằng ai cũng quan tâm rất nhiều đến những gì tôi đã nói hay làm.


Làm thế nào vượt qua thói quen này:
  • Hiểu rõ rằng mọi người không quan tâm quá mức về những gì bạn làm. Họ bận rộn với những lo toan về cuộc sống của chính họ và những gì người ta nghĩ về họ. Đúng vậy đấy, điều này có lẽ khiến bạn cảm thấy kém quan trọng hơn trong suy nghĩ của bạn. Nhưng nó cũng làm bạn thoải mái hơn khá nhiều nếu bạn muốn thế.
  • Để ý thế giới bên ngoài. Thay vì nghĩ về chính mình và làm thế nào để mọi người luôn hiểu được bạn, hãy để ý cuộc sống những người xung quanh bạn. Lắng nghe họ và giúp đỡ họ. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao lòng tự trọng của mình và giúp bạn giảm bớt thói tự cho mình là trung tâm.
7. Phức tạp hóa cuộc sống.
Cuộc sống có thể khá phức tạp. Chúng có thể tạo nên những căng thẳng và sự bất hạnh. Nhưng rất nhiều trong chúng thường là do chúng ta tạo nên. Thật vậy, cuộc sống có lẽ sẽ phức tạp nhưng đó không có nghĩa là chúng ta không thể tạo nên những thói quen mới mà những thói quen đó làm cuộc sống của bạn đơn giản hơn.

Làm thế nào vượt qua thói quen này:
Phức tạp hóa cuộc sống có thể liên quan đến nhiều thói quen nhưng tôi rất vui khi chia sẻ một vài thói quen thay thế với những gì từng là vài thói quen luôn phức tạp hóa của tôi.
  • Đừng chia sự tập trung của bạn và dành sự quan tâm của bạn vào mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày. Tôi đã thay thế những thói quen phức tạp hóa với việc chỉ làm một điều gì đó trong một thời gian trong ngày, có một danh sách việc phải làm nho nhỏ với 2-3 mục thật quan trọng và viết xuống mục tiêu quan trọng nhất vào bảng trắng mà tôi thấy mỗi ngày.
  • Đừng có quá nhiều đồ đạc. Tôi đã thay thế thói quen này với việc luôn tự hỏi bản thân: có phải tôi đã từng dùng cái này vào năm ngoái? Nếu không thì tôi sẽ giữ chúng lại hoặc ném chúng đi.
  • Đừng tạo ra đủ loại vấn đề về mối quan hệ trong tâm trí bạn. Đọc được những suy nghĩ rất khó. Vậy thì, thay vì thế hãy đặt ra những câu hỏi và chia sẻ. Việc này sẽ giúp bạn giảm đến mức tối thiếu những xung đột không cần thiết, những hiểu lầm, những đối kháng và lãng phí thời gian hay công sức.
  • Đừng lạc lối trong “hộp thư đến”. Tôi tốn rất ít thời gian và công sức cho hộp thư điện tử của mình bằng việc chỉ kiểm tra chúng một lần mỗi ngày và viết những lá thư cực ngắn (thường không quá 5 câu).
  • Đừng căng thẳng và áp lực. Khi bị căng thẳng, đầu óc chìm vào trong rắc rối hay quá khứ hay tương lai, như tôi đã đề cập phía trên, hãy hít thở bằng bụng trong vòng hai phút và chỉ tập trung vào hơi thở đi vào và đi ra.Việc này sẽ làm dịu cơ thể bạn xuống và mang những suy nghĩ của bạn trở lại thực tại. Sau đó bạn có thể bắt đầu tập trung làm lại những gì thực sự quan trọng với bạn.
Tố Uyên dịch từ bài viết của Henrik Edberg trên trang Positivityblog.com.

Nguồn tranthutrangfc.wordpress.com
 
Hiệu chỉnh:
haizzz. e đag díh cả 7 cái thói quen nài!
...
biết nthế là k tốt...nhưg...
...
chắc là phải thay đổi từ từ...
...
cảm ơn bài viết của ad!
 
Hehe, may mà mình không có cái nào!
Nhưng nhiều lúc không chắc mình có phải là người thực sự hạnh phúc không nữa, haizz!
 
mình thấy ko hoàn toàn đúng lắm, vì đôi khi đó chỉ là thói quen, quan niệm cá nhân(?):KSV@02:
 
Đúng đấy e có thói qen thứ 3
 
Em dính cái thứ 1,3 và 4. Đôi khi là 2,5 và 6 nữa haizz...
 
×
Quay lại
Top