6 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Thảo Mộc

...Phiêu diêu tựa mây gió....
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/12/2010
Bài viết
8.337
Chắc hẳn bạn sẽ mắt chữ A, mồm chữ O trước những hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo này... Thiên nhiên luôn đem đến cho chúng ta những hiện tượng thật kỳ lạ, hiếm có. Chắc hẳn, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với những hiện tượng thiên nhiên "kỳ quái" dưới đây.

1. Chớp Catatumbo


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-6047.jpg


Vào buổi tối tại cửa sông Catatumbo thuộc địa phận Venezuela, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy bầu trời bị “xé toạc” khoảng 150 - 200 lần mỗi phút bởi ánh chớp. Tuy vậy, hiện tượng này đặc biệt ở chỗ hầu như không có tiếng sấm đi kèm.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-8084.jpg


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-7538.jpg


Theo các nhà khoa học, hiện tượng “chớp Catatumbo” hình thành do khí ozone liên tục được sản sinh do tương tác của tia chớp với oxy trong khí quyển. Hay đó là do sự tiếp xúc của các khối khí lạnh từ dãy Andes với không khí nóng ẩm từ khu vực hồ lân cận.



2. Mây xà cừ


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-3201.jpg


Tại các vùng ở xa đường xích đạo, nhiều người có cơ hội được tận mắt chứng kiến hiện tượng thiên thiên kì thú có tên “mây xà cừ”. Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp, thường xảy ra vào thời điểm “ít ánh sáng” như trước khi bình minh hoặc sau khi Mặt trời lặn.

6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-1536.jpg


Mây xà cừ là một dạng mây được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, ở độ cao khoảng 15.000 - 25.000m, trên những đám mây thuộc tầng đối lưu.


Chúng trông giống như những tấm màng mỏng, nhẹ nhàng cuộn lại rồi bung ra, trải rộng ra rồi sau đó co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-3308.jpg


Trong điều kiện nhiệt độ xuống cực thấp, các đám mây ở nhiều dạng khác nhau được hình thành, phân loại theo trạng thái vật lý và thành phần hóa học.


Độ cong của bề mặt Trái Đất sẽ giúp các đám mây nhận ánh sáng hắt lên từ chân trời và phản xạ lại mặt đất, tạo nên hiện tượng mây xà cừ.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-2044.jpg


Hiện tượng này được cho là hậu quả trực tiếp của việc con người thải ra không khí quá nhiều khí methane, phản ứng với ozone, hình thành mây clo. Sự xuất hiện của mây xà cừ là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên.





3. Mặt trời ảo (Sun Dogs)


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-1122.jpg


Mặt trời giả là hiện tượng hai, ba hay nhiều “Mặt trời” xuất hiện cùng lúc, chỉ có 1 Mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi Mặt trời ảo. Mặt trời thật sáng hơn các Mặt trời ảo.



6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-4079.jpg

6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-8825.jpg



6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-5635.jpg


Hiện tượng thiên văn này tuy hiếm nhưng không thần bí vì đều là những hiện tượng quang học bình thường, diễn ra lúc Mặt trời đến gần chân trời.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-6759.jpg


Khi đó, ánh sáng sẽ xuyên qua các tinh thể băng trong không khí, tạo nên hiệu ứng khúc xạ ánh sáng, hình thành 2 - 3 vầng sáng giả trông rất giống Mặt trời.




4. Băng kẻ sọc đa màu


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-9515.jpg


Đây là hiện tượng phổ biến nhất ở Bắc Cực, xảy ra khi một tảng băng không chỉ có một màu nhất quán mà gồm rất nhiều dải màu sặc sỡ đẹp mắt.

6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-9367.jpg


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-4735.jpg


Khi nước tan chảy và đóng băng thành một tảng băng trôi, theo thời gian, bụi bẩn và một số thành phần khác có thể bị mắc kẹt giữa các lớp băng, tạo ra các sọc đa màu sắc trên bề mặt.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-1974.jpg


Những sọc xanh xảy ra khi nước bị kẹt giữa những lớp băng và nhanh chóng hóa băng trước khi bong bóng không khí được hình thành. Một khi tảng băng vỡ ra và rơi vào đại dương, tảo hoặc các vật liệu khác có sẵn trong nước có thể bám vào, tạo thành các dải xanh lá cây hoặc vàng sặc sỡ.





5. Chớp xanh



Thứ ánh sáng xanh nổi tiếng và khó nắm bắt này là một hiện tượng quang học rất hiếm, thường xảy ra vào lúc hoàng hôn hay bình minh.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-2391.jpg


Nguyên nhân của hiện tượng thiên nhiên này là do sự tán sắc ánh sáng trong khí quyển khi ánh sáng từ Mặt trời đi qua lớp không khí dày, các tia sáng có bước sóng khác nhau (ứng với các màu khác nhau) bị khúc xạ với các góc khác nhau.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-6431.jpg


Khi Mặt trời ở vị trí thấp, sát chân trời sẽ có một phần tia sáng đỏ không tới được mắt người quan sát, trong khi phần ánh sáng màu xanh lại khúc xạ nhiều hơn nên chúng ta có thể quan sát được.


Khi đó, chúng ta có thể nhìn thấy một điểm màu xanh lá cây trên nền trời. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ kéo dài chưa đến một giây.


6. Vòi rồng lửa


Vòi rồng lửa hay lốc xoáy lửa là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Khi ngọn lửa gặp điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-5061.jpg


Ngọn lửa bị cuốn và bốc lên cao trong dòng xoáy đó có thể là các ngọn lửa xung quanh ngọn lửa đã tạo ra nó, hay chính ngọn lửa đã tạo ra sự đối lưu này.




6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-9441.jpg


Lốc xoáy lửa thường xảy ra khi có cháy rừng. Nó có thể đạt độ cao từ 9m - 60m và tỏa rộng đến 3m nhưng chỉ kéo dài vài phút, trừ trường hợp gió to.


6-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khong-ngo-812993-9172.jpg



Nó di chuyển khá chậm, bằng với tốc độ đi bộ bình thường hoặc có thể chậm hơn. Tuy nhiên, lốc lửa rất nguy hiểm, nó thiêu cháy mọi thứ xung quanh cản đường đi. Những cơn lốc lớn có thể tạo ra gió với vận tốc 160km/h, đủ để quật ngã cây cối.

Kenh14.vn
-------------------------
Kết cái Mặt trời ảo :D
 
đúng là thiên nhiên lúc nào cũng biến hoá khôn lường:KSV@12:...mình thích vòi rồng lửa đẹp quá...nó mà quét qua đâu chắc chỗ đó thành tro bụi:KSV@19:
 
đẹp thiệt đó:)
cơ mà gặp mấy cái như vòi rồng lửa hay chớp thì..... chắc lúc đó chẳng kịp nhìn xem nó đẹp hay xấu. tìm chỗ nào xa xa ra ý chứ. :(
 
đẹp thiệt đó:)
cơ mà gặp mấy cái như vòi rồng lửa hay chớp thì..... chắc lúc đó chẳng kịp nhìn xem nó đẹp hay xấu. tìm chỗ nào xa xa ra ý chứ. :(
mà nếu có vòi rồng lửa chắc cũng không có thời gian để chạy và cũng không có chỗ nào chạy :KSV@09:
 
Nhiều lần gặp vòi rồng rồi....nhìn thẳng trên đầu luôn...mà may chưa bị hút :P
Mùa mưa kinh nhất là sấm sét...
 
Nhiều lần gặp vòi rồng rồi....nhìn thẳng trên đầu luôn...mà may chưa bị hút :P
Mùa mưa kinh nhất là sấm sét...
Bạn gặp vòi rồng ở đâu thế:KSV@08:
 
Bạn gặp vòi rồng ở đâu thế:KSV@08:
Mấy lần đi học về giông bão thì thấy ....mà không phải vòi rồng lửa...vòi rồng màu trắng thôi, nhưng cũng đáng sợ lắm:KSV@05:
 
Mấy lần đi học về giông bão thì thấy ....mà không phải vòi rồng lửa...vòi rồng màu trắng thôi, nhưng cũng đáng sợ lắm:KSV@05:
woa....ghê dữ vậy áh:KSV@08:
 
×
Quay lại
Top