5 Cuốn sách hay bán chạy nhất 2017 - bạn đọc cuốn nào rồi

tamxiu

Thành viên
Tham gia
20/12/2016
Bài viết
10
Đọc sách là một thói quen tốt bạn nên có để thành công. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thành công luôn dành ít nhất 30 phút trong ngày để đọc sách. Vậy bạn có hay đọc sách không ?.

Top 5 cuốn sách bán chạy nhất 2017, những cuốn sách này chủ đề về tự truyện, nhật ký, và kỹ năng sống. 5 cuốn sách hay này bạn nên đọc ít nhất một lần trong đời.





Nhà Giả Kim – Paulo Coelho

1.png


Tất cả những trải nghiệm trong chuyến phiêu du theo đuổi vận mệnh của mình đã giúp Santiago thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa nhất của hạnh phúc, hòa hợp với vũ trụ và con người.

Tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho như một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông. Trong lần xuất bản đầu tiên tại Brazil vào năm 1988, sách chỉ bán được 900 bản. Nhưng, với số phận đặc biệt của cuốn sách dành cho toàn nhân loại, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Nhà giả kim đã làm rung động hàng triệu tâm hồn, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, và có thể làm thay đổi cuộc đời người đọc.

“Nhưng nhà luyện kim đan không quan tâm mấy đến những điều ấy. Ông đã từng thấy nhiều người đến rồi đi, trong khi ốc đảo và sa mạc vẫn là ốc đảo và sa mạc. Ông đã thấy vua chúa và kẻ ăn xin đi qua biển cát này, cái biển cát thường xuyên thay hình đổi dạng vì gió thổi nhưng vẫn mãi mãi là biển cát mà ông đã biết từ thuở nhỏ. Tuy vậy, tự đáy lòng mình, ông không thể không cảm thấy vui trước hạnh phúc của mỗi người lữ khách, sau bao ngày chỉ có cát vàng với trời xanh nay được thấy chà là xanh tươi hiện ra trước mắt. ‘Có thể Thượng đế tạo ra sa mạc chỉ để cho con người biết quý trọng cây chà là,’ ông nghĩ.”

Hôm nay, tôi thất tình – Hạ Vũ

2.png


Muốn vượt qua nỗi đau thất tình ư, dễ lắm...

Đôi khi vẫn nghĩ, sao cứ phải ôm mãi một bó củi khô khi phía trước là rừng rậm, phải tiếc một gáo nước đã đổ đi khi suối nguồn đang ở phía trước?

Thất tình, một điều có thể làm bất kì ai sợ hãi. Tình yêu bỏ rơi, buồn thật đấy!

Duyên số đôi khi cũng buồn cười lắm, cho người ta gặp nhau rồi cuối cùng cũng chẳng thể cùng bước đến tận cuối con đường. Hai người hai hướng, chỉ còn con tim đang ngẩn ngơ vì tình.

Là do người đánh mất hay vì người chưa từng có. Người tự yêu, tự an ủi trong mối tình vốn đã sớm nhận ra chẳng thể thành đôi. Người làm bộ như không sao cả, thời gian tự trôi rồi mọi thứ sẽ ổn. Nhưng hai chữ thất tình vẫn như giọt buồn tràn ly, ghim chặt thành sự ám ảnh

Người mượn tình cảm để chôn vùi tình cũ, mượn một tấm thân xa lạ để xoa dịu cơn đau, nuôi mộng bóng hình xưa sẽ tàn phai theo năm tháng. Rồi người nhận ra mình vừa vô trách nhiệm với mình, lại đang gieo cả sự bất hạnh cho kẻ khác.

Thất tình là thế đó, đủ câu chuyện với nhiều nỗi niềm mông lung. Nhẹ nhàng với những áng văn chương truyền cảm, Hôm nay tôi thất tình cùng Hạ Vũ nói hộ tấm chân tình da diết của biết bao kẻ đang cô đơn. Viết cho những ngày người uống thật say để không còn thương nữa. Người chỉ muốn ôm mặt mà bật khóc để vơi đi cái nhói đau đang quặn thắt trong lòng. Ngày qua ngày trôi đều như thế, kẻ đi rồi có biết được đâu.

Hôm nay tôi thất tình, là cuốn nhật kí ghi lại những dấu ấn của tình yêu tuổi trẻ. Nơi cất lại những bức họa buồn được người tô vẽ trong vội vàng. Người muốn vượt qua nỗi buồn hãy cứ bình tĩnh, Xa người đó rồi, nhất định sẽ gặp được một kẻ tốt hơn. Ông trời sắp đặt cả rồi, không cần gấp. Người hãy như Hạ Vũ, cứ im lặng, đi xem phim, đi shopping, đi ăn, đi chơi với bạn bè, chăm chỉ lên lớp, chăm chỉ đi làm... Từng bị tổn thương một lần rồi, đừng dùng những hành vi ngây thơ trẻ con làm tổn thương chính mình để trả thù hay trút hết cảm xúc. Có thù hận nặng nề tới mấy kẻ đã bỏ buông cũng chẳng quay lại.

Đó vượt qua thất tình không khó phải không? Hôm nay tôi thất tình, thở dài một cái, thả cảm xúc vào khoảng không, nhìn đời nhất có thể và người có thể thanh thản, dũng cảm đi tiếp đươc rồi.


Mắt biếc – Nguyễn Nhật Ánh

3.png


Một tác phẩm được nhiều người bình chọn là hay nhất của nhà văn này. Một tác phẩm đang được dịch và giới thiệu tại Nhật Bản (theo thông tin từ các báo)… Bởi sự trong sáng của một tình cảm, bởi cái kết thúc rất, rất buồn khi suốt câu chuyện vẫn là những điều vui, buồn lẫn lộn (cái kết thúc không như mong đợi của mọi người). Cũng bởi, mắt biếc… năm xưa nay đâu (theo lời một bài hát).

Chuyện con mèo dạy hải âu bay – Luis Sepúlved

4.png


Có tồn tại không tình thương yêu giữa mèo và hải âu?
Thế giới này đầy những nghịch lý và khác biệt, nhưng bỏ qua những khác biệt đó để hướng đến tình yêu thương thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Chi Lê nổi tiếng Luis SéPulveda.là một câu chuyện thấm đẫm tình mèo, tình người như thế.

Câu chuyện là cuộc hành trình dài đi thực hiện ba lời hứa của chú mèo mập Zorba: “sẽ không ăn quả trứng”, sẽ “chăm lo cho quả trứng đến khi chú chim non ra đời”, và điều cuối dường như không tưởng là “dạy nó bay”. Những rắc rối liên tiếp ập đến, liệu một bà má rất “xịn” như Zorba có thực hiện đúng được ba lời hứa?

Tình thương giúp thay đổi định kiến.

Mọi khó khăn đã chứng minh rằng sau thẳm bên trong chú mèo Zorba là một trái tim nhân hậu, tràn trề thứ tình cảm gọi là “yêu thương chân thành”. Chính thứ tình cảm này đã kéo cô bé chim hải âu nhỏ gần lại với mèo Zorba, bởi “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn..”. Vậy đấy, yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt và không có ý định muốn biến người đó trở nên giống mình. Khi chúng ta yêu thương ai đó bằng tất cả sự chân thành, thì mọi định kiến và khác biệt chỉ là điểm tựa cho tình cảm cao đẹp trong loài mèo, loài người ấy được sâu sắc hơn thôi.

7 Thói Quen Hiệu Quả – Sean Covey

5.png
5.png


Trích lời giới thiệu của nhà giáo Giản Tư Trung – tác giả sách Đúng Việc (lời giới thiệu chỉ có trong ấn bản tiếng Việt được dịch bởi FranklinCovey Việt Nam):

Tên đầy đủ của cuốn sách này, nếu dịch sát nghĩa sẽ là: “7 Thói quen của người có hiệu quả vượt trội”, còn nếu dịch một cách ngắn gọn nhưng vẫn sâu sắc sẽ là “7 Thói quen Hiệu quả”. Gần như Stephen Covey đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về tính hiệu quả của con người, để đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi lớn lao, đó là: “Vì sao con người ta trở nên ít hiệu quả?”, “Điều gì làm cho con người ta trở nên hiệu quả cao?” và “Điều gì tạo nên hiệu quả bền vững?”, và “7 Habits” chính là sự đúc kết sự nghiệp nghiên cứu cả đời của ông cho ba câu hỏi mang tính “muôn đời” đó.

Mơ ước của hầu hết mọi người trong đời là trở thành một con người thành công và hạnh phúc bằng chính tài năng và đạo đức của mình. Ở bình diện tổ chức hay các quốc gia cũng vậy. Một tổ chức hay quốc gia càng có nhiều người hướng đến thành công bằng tài năng và đạo đức, tổ chức hay quốc gia đó càng có cơ hội phát triển thịnh vượng và văn minh. Tài năng và đạo đức đã trở thành những phẩm chất được tìm kiếm và tôn vinh hàng đầu trong mọi xã hội và mọi thời đại, và chúng có một mối liên quan chặt chẽ với với hiệu quả và hiệu quả bền vững. Cần có tài năng thì mới tạo ra được hiệu quả, cần có đạo đức thì mới tạo ra được hiệu quả bền vững. Và ngược lại, không ai có thể được xem là tài năng nếu không tạo ra hiệu quả, cũng như không ai có thể được coi là có đạo đức nếu như việc tạo ra hiệu quả đó chỉ là nhất thời chứ không mang tính bền vững, bởi lẽ, để tạo ra hiệu quả bền vững thì luôn phải dựa trên nền tảng đạo đức. Vì thế, câu trả lời về “hiệu quả” cũng chính là “lời đáp” cho câu chuyện về tài năng và đạo đức mà nhiều người tìm kiếm, mà lại là một “lời đáp” được đúc kết bằng việc chuyển hóa một hệ thống giá trị ở bên trong để hình thành bản tính thành công bền vững của con người, chứ hoàn toàn không phải là những chiêu trò hay thủ thuật ở bên ngoài.

Stephen Covey từng nói rằng, ông không phát minh hay tạo ra “7 Habits”, mà “7 Habits” được đưa ra dựa trên những giá trị phổ quát và những nguyên tắc trường tồn của nhân loại. Chính trong thái độ khiêm nhường đó, ta nhận ra tầm vóc của ông. Vì ông đã tạo ra một cầu nối giữa chúng ta với những tri thức tinh hoa của nhân loại về làm người, về giá trị sống, và nhất là về tính hiệu quả. Thường những tri thức này không phải là thứ dễ tiếp cận, dễ tiếp thu với đại chúng, nhưng bằng việc sắp xếp và tổng hợp chúng trong một hình hài có tính hệ thống và tính ứng dụng cao, ông đã góp phần đưa những tinh hoa tri thức đó đến với công chúng dễ dàng hơn. Và cũng bởi được xây dựng dựa trên những gì phổ quát và trường tồn nên “7 Habits” mới trở thành một nền văn hóa vượt không gian, vượt thời gian, dành cho tất cả mọi người, mọi tổ chức và mọi xứ sở. Bất kỳ ai cài đặt nền văn hóa “7 habits” này vào và sống hàng ngày với nền văn hóa đó, thì dù là một tổng thống, một doanh nhân, một quản lý hay một đầu bếp, một nhân viên… cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn hẳn…
 
×
Quay lại
Top