4 nguyên tắc vàng cho nhà lãnh đạo

nguyen6495

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2018
Bài viết
407
Những nhà lãnh đạo xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau, từ những lĩnh vực khác nhau và chặng đường mà họ trải qua cũng không hề giống nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng có. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, bạn phải nắm vững những nhân tố sau:

Rộng lượng

Sự rộng lượng chính là nhân tố cơ bản nhất, tạo tiền đề cho những yếu tố khác xuất hiện. Rộng lượng ở đây không chỉ được hiểu trong phạm vi hẹp mà nó còn mở rộng cả trong những mối quan hệ làm ăn. Đó có thể là cam kết hỗ trợ lẫn nhau, nhiệt tình chia sẻ sáng kiến hay ý tưởng của bản thân đối với đồng nghiệp. Đó cũng có thể là lời hứa giúp đỡ một người có tài đi đến thành công.

Sự rộng lượng có thể phá tan đi không khí căng thẳng trong làm ăn và tránh cho bạn khỏi bị cô lập. Khi bạn là một nhà lãnh đạo, sự rộng lượng giúp bạn có được sự kính phục của nhân viên cũng như tạo sự tin tưởng đối với đối tác. Sự tin tưởng lẫn nhau chính là cách tốt nhất để việc làm ăn thành công.
youngleader2.jpg

Thân thiện

Những nhà lãnh đạo tài ba trên thế giới thường rất dễ gần với mọi người. Điều này cũng rất cần thiết đối với công việc. Khi làm việc với đối tác, bạn hãy cho những vệ sĩ đi ra chỗ khá, tạo không khí thân mật để công việc tiến hành thuận lợi hơn. Chính sự thân thiện của bạn sẽ thúc đẩy tiến độ công việc.

Hơn nữa, cách cư xử của một nhà lãnh đạo luôn là điều mà đối tác quan tâm, vì vậy, khi bạn thân thiện với một đối tác, những đối tác khác cũng sẽ tìm đến bạn.
boss.jpg

Bộc trực

Bất cứ ai trong chúng ta đều thích sự chân thật và hơn ai hết, người lãnh đạo lại càng nên chân thật. Hãy thẳng thắn nói lên những suy nghĩ, quan điểm của bản thân, bạn sẽ nhận được những phản hồi tích cực. Sự bộc trực sẽ giúp bạn có được những lời giải thích, những câu trả lời thỏa đáng về vấn đề mà bạn quan tâm. Quan trọng hơn nữa, nó giúp bạn được tôn trọng.

Giữ chữ tín

Trong kinh doanh, chữ tín chính là nhân tố tối quan trọng. Với những người bên cạnh mình, giữ chữ tín sẽ giúp bạn có được sự trung thành của họ. Với đối tác, chữ tín chính là cơ sở để tạo sự hợp tác tốt đẹp và lâu dài.

Điều này cũng giống như quy luật nhân quả: bạn cho đi và sẽ được nhận lại nhiều hơn thế. theo thời gian, bạn cho đi càng nhiều thì bạn nhận lại sẽ càng nhiều. Các đối tác sẽ xem trọng một lãnh đạo biết giữ chữ tín để tiếp tục hợp tác.

Theo Bưu Điện Việt Nam​
 
×
Quay lại
Top