25/12-Chúa zesu và ông già noel ai có trước?

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Giáng sinh và Noel

25/12-Lễ Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày sinh nhật của Chúa Jesus. Giáng Sinh là ngày lễ lớn của những người theo đạo Thiên Chúa.

25/12-Ngày các gia đình trang trí cây thông noel, các em bé mang tinh thần nhận quà noel( dù có theo đạo Thiên Chúa hay không) vẫn có tâm lý nhận quà.

Có rất nhiều người cảm thông ý nghĩa của mùa Giáng Sinh một cách tự nhiên mà không thắc mắc hay băn khoăn gì. Nhưng nếu tìm hiểu thêm ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, Cây Nô En, và Ông Già Nô En, chúng ta sẽ thấy thú vị vô cùng.

Vậy lễ nào có trước?

>
ch%C3%BAa-je-su.jpg


I. Lễ Giáng Sinh

Tiếng Anh gọi Lễ Giáng Sinh là Christmas, tiếng Anh cổ thời xưa gọi Lễ Giáng Sinh là Cristes Maesse. Từ Cristes Maesse có nghĩa ngày lễ của Chúa (Christ’s Mass). Ngày Lễ Giáng Sinh được tổ chức vào 25 Tháng 12 dương lịch để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus Christ và được coi là ngày nghỉ lễ chính thức của các nước có người theo đạo Thiên Chúa.

Câu truyện về ngày sinh của Chúa Jesus có tên bằng tiếng Anh là Nativity. Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng Trinh tự nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ thai này do quyền lực thần diệu của Thượng Đế tạo ra trong khi bà Mary còn đồng trinh. Chúa Jesus được sinh ra.

Theo những tài liệu liên quan tới ngày sinh nhật của Chúa Jesus, người ta thấy Chúa Jesus không phải sinh vào ngày 25 tháng 12 mà có thể vào tháng 4 hay tháng 5 và có lẽ trước đó 3 năm, tức là cách đây 2013 năm. Tây lịch được tính theo năm đầu tiên sau khi Chúa sinh ra đời. Theo niên giám La Mã, Lễ Giáng Sinh đầu tiên được tổ chức ở La Mã vào năm 336 Tây Lịch Kỷ Nguyên.

600xNxngay-le-08.jpg.pagespeed.ic.8u6EEnO01c.jpg


Mãi vào thế kỷ thứ IV, hầu hết các nhà thờ ở miền đông đế quốc La Mã mới chấp nhận tổ chức sinh nhật Chúa Jesus Christ vào ngày 25 tháng 12. Trong lúc ấy ở Jerusalem, người ta vẫn chống đối việc tổ chức Lễ Giáng Sinh. Nhưng về sau này, Lễ Giáng Sinh lại được chấp nhận ở Jerusalem. Các nhà thờ ở nước Armenia, một nước ở Tây Á, đã không chấp nhận Lễ Giáng Sinh. Họ tổ chức ngày sinh nhật của Chúa vào 6 tháng giêng. Sau khi Lễ Giáng Sinh, 25 tháng 12, được thiết lập ở miền đông đế quốc La Mã,

Những tục lệ cổ truyền về Lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ sự trùng hợp ngày sinh của Chúa với những ngày lễ kỷ niệm về nông tang và mặt trời vào mùa đông (Winter Solstice) của những người không theo đạo Thiên Chúa.

Ở La Mã, ngày 17 tháng 12 là ngày lễ Saturnalia để kỷ niệm thần Saturn. Đây là thời gian ăn chơi tưng bừng nhất và là dịp để mọi người trao đổi quà kỷ niệm. Ngày 25 tháng 12 cũng được coi là ngày sinh nhật của Thần Mithra, Thần Toàn Chân Thái Dương, thuộc xứ Ba Tư. Năm mới của người La Mã là ngày 1 tháng giêng dương lịch. Vào những dịp này người ta trang hoàng nhà cửa bằng cây lá xanh tươi và hoa đèn rực rỡ. Trẻ con và người nghèo được trao quà tặng.

600xNxnhac-giang-sinh-2012.jpg.pagespeed.ic.THviDQEfQO.jpg


Lửa, đèn, và nến là vật tượng trưng của sự ấm cúng và sự sống, nó luôn luôn liên hệ với các lễ lạc vào mùa đông của cả những người theo đạo Thiên Chúa và các đạo khác. Từ thời trung cổ, cây thông, một loại cây vạn niên thanh, là biểu hiệu cho sự sống và luôn luôn liên hệ với Lễ Giáng Sinh.

II. Cây Noel.

Tiếng Nô En mà người Việt ta thường dùng bắt nguồn từ chữ Pháp là “Noel” và có nghĩa là Giáng Sinh. Cây Nô En có tên bằng tiếng Anh là Christmas Tree. Cây Nô En thường là cây thông nhân tạo làm bằng ni lông (nylon) hay là cây thông thật được chặt ở rừng đem về nhà. Người ta trang trí cây thông này bằng dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang hoàng khác như giấy bạch kim để giả làm tuyết phủ, kẹo xanh trắng đỏ có hình cây gậy ba toong (candy canes), các gói quà giả, các quả bóng nhỏ đủ màu làm bằng thủy tinh, hình thiên thần, và cây thánh giá, v.v. Cây thông sau khi được trang hoàng như thế có tên là cây Nô En. Dưới chân cây Nô En người ta có các gói quà do những người trong gia đình mua để tặng cho nhau. Cây Nô En là một thứ không thể thiếu được trong mùa Giáng Sinh.

550xNxthong-noel_3.gif.pagespeed.ic.-yOnmemrsm.png


Cây Nô En được du nhập vào đất Anh từ đầu thế kỷ thứ 19 và rất được thịnh hành vào giữa thế kỷ đó. Sở dĩ được như vậy là nhờ công của Hoàng Tử Albert, chồng Nữ Hoàng Victoria. Ở Anh, vào thời đó, người ta gọi cây Nô En là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn cầy, kẹo, cùng các thứ bánh đặc biệt treo ở cành cây bằng dây băng (ribbon) hay dây giấy đủ màu.

Phong tục trưng bầy cây Nô En vào dịp Giáng Sinh đã được những người di dân gốc Đức mang vào Bắc Mỹ từ đầu thế kỷ thứ 17. Sau đó cây Nô En được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Nô En còn thịnh hành ở Austria, Switzerland, Poland, và Holland trong giai đoạn này. Ở Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam, phong tục trưng bày cây Nô En là do các nhà truyền giáo Âu Tây mang vào từ thế kỷ thứ 19 và 20.

III. Ông Già Nô-En (Noel)

Từ thủa bắt đầu, Ông Già Nô En có tên là “Saint Nicholas.” Theo truyền thuyết thì Ông Già Nô En Nicholas có lẽ là một vị Giám Mục người Hy Lạp ở vào thế kỷ thứ 4. Nicholas được nổi tiếng về lòng tốt của ông. Tuy nhiên các nhà sử học không thể xác quyết sự kiện về đời sống cũng như sự hiện hữu của ông. Trong tiếng Anh, Ông Già Nô En có tên là “Santa Claus.”

600xNx1484706_192031637654780_1232259222_n.jpg.pagespeed.ic.qFFBiz5cCj.jpg


Tiếng “Santa Clause” được dịch từ tiếng Đức “Sinter Klaes.” Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô En có tên là “Le Père Noel.”

Truyện thần thoại về Ông Già Nô En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí mật cho những người gặp cảnh khó khăn. Ngoài ra, Ông Già Nô En còn có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục truyền, Ông Già Nô En được sinh ra ở hải cảng cổ Lycia của thành phố Patara thuộc Tiểu Á Tế Á

600xNxjesu-vs-ong-gia-noel.jpg.pagespeed.ic.vUOY1-Uft4.jpg


Ông bị tù trong vụ hành hạ những người Thiên Chúa Giáo thuộc triều đại Hoàng Đế La Mã Diocletian lúc đó ông là giám mục. Sau đó, ông được thả ra vào triều đại vua Constantine Đại Đế (Thế Kỷ Thứ 4) và tham dự Hội Đồng Lần Thứ Nhất của Nicaea, Council of Nicaea, vào năm 325 dương lịch. Nicaea là một thành phố của Bithynia thuộc Asia Minor. Hội Đồng Council of Nicaea có mục đích xác nhận lòng tin vào Thiên Chúa và kết tội chủ thuyết Arianism, một chủ thuyết chối bỏ Chúa Jesus.

Ở mỗi nhà vào dịp Giáng Sinh người ta còn mua những đôi vớ hay tất đỏ treo bên cạnh lò sưởi ngay chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô En, Ông Già Nô En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần gian để cho ông đem túi quà vào thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ cho trẻ con. Người ta tưởng tượng ra Ông Già Nô En với hình dáng của một ông già béo mập, vui vẻ, có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi quà phát cho trẻ con vào đêm trước ngày Lễ Giáng Sinh.

600xNxjesu-vs-ong-gia-noel-2.jpg.pagespeed.ic.7luSaCMgD0.jpg

Bạn đã biết chúa Jesu và ông già noel ai có trước chưa? ^^
Chúc các bạn có một đêm noel vui vẻ bên người thân!
(Sưu tầm)


 
×
Quay lại
Top