11 hệ điều hành già cỗi đang chìm vào quên lãng

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
AmigaOS, BeOS, Arthur, Inferno hay Palm OS là những hệ điều hành từng có tiếng một thời nhưng đến nay ít ai quan tâm tới chúng.

Đã bao giờ bạn nghe đến những cái tên như Amiga, Arthur hay Inferno chưa? Trong trường hợp bạn chưa biết, đây chính là tên của một số hệ điều hành đã từng được phát triển, đạt được một sự phổ biến nhất định, tuy nhiên, lại không thể chống lại được lớp bụi của thời gian và sự đào thải đang diễn ra nhanh chóng của công nghệ.

1. AmigaOS

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg

Năm ra đời: 1985

Công ty: Commodore

Amiga OS từng được trang tin nổi tiếng Ars Technica ngợi khen hết lời vào năm 2005: “Máy tính Amiga thực sự là một cỗ máy đi trước thời đại. Khi nó được tung ra vào năm 1985, những gì thiết bị này sở hữu gồm màn hình màu, âm thanh stereo bốn kênh, giao diện người dùng đa nhiệm cùng vi xử lý tùy biến để tối đa hiệu suất âm thanh và hình ảnh thậm chí đã làm máy tính Macintosh trở nên lỗi thời. Steve Jobs lúc bấy giờ được cho là đã khá lo lắng và e ngại nền tảng này nhưng thật may mắn cho “táo cắn dở” khi Commodore đã không có được một hướng đi đúng đắn cho AmigaOS”.

2. BeOS

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.png

Năm ra đời: 1991

Công ty: Be Inc

Apple đã từng muốn được mua lại Be Inc với mức giá 125 triệu USD vào năm 1995 thế nhưng CEO của hãng lúc bấy giờ là Jean-Louis Gassess đã thẳng thừng từ chối mức giá này và đòi 200 triệu USD. Apple về sau đã mua lại NeXT thay vì Be Inc, công ty này cuối cùng được Palm thâu tóm vào năm 2001.

3. OS/2

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg

Năm ra đời: 1985

Công ty: IBM

OS/2 là sản phẩm chung của hai ông lớn Microsoft và IBM vào năm 1985, thế nhưng, khi Windows 3 đạt được những thành công to lớn, quan hệ hợp tác này chấm dứt vào năm 1990. Mặc dù không còn được hỗ trợ bởi IBM, hệ điều hành OS/2 vẫn đang là nền tảng vận hành rất nhiều máy ATM ngày nay.

4. Arthur

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg

Năm ra đời: 1987

Công ty: Acorn Computers Ltd

Được phát triển chỉ trong khoảng thời gian 5 tháng ngắn ngủi, Arthur đã bị cho là một nền tảng chỉ đóng vài trò thay thế ngắn hạn trên thị trường. Dẫu vậy, hệ điều hành này lại có sức sống bền bỉ hơn dự kiến khi lượng người dùng chỉ bắt đầu giảm khi RISC OS được phát triển vào năm 1989.

5. Desktop Linux

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.png

Năm ra đời: Khoảng 1996

Công ty: Đây là một mã nguồn mở

Tất nhiên, Linux vẫn đang được sử dụng, thế nhưng nó chưa bao giờ đạt được sự phổ biến cần thiết bởi dường như chỉ những người đam mê “vọc” máy đồng thời có hiểu biết mới sử dụng nền tảng này.

6. Inferno

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg

Năm ra đời: 1996

Công ty: Bell Labs

Inferno cũng là một hệ điều hành mã nguồn mở nên hiện nay có rất nhiều phiên bản biến thể của nền tảng này đang tồn tại. Dẫu vậy, Inferno vẫn không đạt được tính ứng dụng cao và độ phổ biến đối với người dùng.

7. XTS-400

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg

Năm ra đời: 1992

Công ty: BAE Systems

Được đánh giá cao nhất ở công nghệ bảo mật tân tiến, hệ điều hành này cùng những phiên bản kế nhiệm sau đó vẫn đang được sử dụng khá phổ biến trong công nghệ quân sự.

8. Palm OS (còn được biết đến với cái tên Garnet OS)

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg

Năm ra đời: 1996

Công ty: Palm Inc

Năm 2002, Palm quyết định tách mảng hệ điều hành của hãng ra thành hẳn một công ty riêng. Đáng tiếc, kể từ đây những ý tưởng của hãng dường như lại đi vào ngõ cụt và một công ty từng giữ vai trò tiên phong trong việc phát triển các nền tảng cho thiết bị số hỗ trợ cá nhân đã không thể bắt kịp cuộc chơi khi các yếu tố như Web và đa phương tiện xuất hiện.

9. WebOS

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg

Năm ra đời: 2009

Công ty: Palm, mà sau đó là HP

Palm ra đời như một cú đáp trả với iOS của iPhone. Nền tảng này lần đầu tiên xuất hiện trên chiếc smartphone Palm Pre và nó nhanh chóng được coi là một trong những sự thay thế tốt nhất cho iPhone lúc bấy giờ. Được biết, HP mua lại Palm cùng WebOS vào năm 2010 với mức giá 1,2 tỷ USD. Năm 2011, HP nỗ lực tung ra thị trường dòng máy tính bảng và điện thoại thông minh vận hành trên nền tảng này nhưng đều không nhận được sự thành công như mong muốn. Đến nay, HP đã từ bỏ mọi nỗ lực với WebOS và nền tảng này trở thành một hệ điều hành mã nguồn mở.

10. Symbian

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg

Năm ra đời: 1998

Công ty: Nokia (mua lại Symbian vào năm 2008)

Từng là nền tảng cho di động phổ biến nhất hành tinh, Nokia cuối cùng đã từ bỏ Symbian và dốc toàn bộ sức lực cho Windows Phone để bắt kịp xu hướng chung của công nghệ. Hiện tại vẫn còn một số lượng không nhỏ thiết bị sử dụng Symbian nhưng có lẽ hệ điều hành này sẽ sớm biến mất do sự phát triển vũ bão của iOS, Android cũng như Windows Phone.

11. MS-DOS

11-he-dieu-hanh-gia-coi-dang-chim-vao-quen-lang.jpg


Năm ra đời: 1981

Công ty: Microsoft

Nếu bạn từng sở hữu một chiếc máy tính IBM PC vào những năm của thập niên 80 thế kỉ trước thì hẳn MS-DOS sẽ không phải là một nền tảng quá xa lạ. MS-DOS ra đời là kết quả của việc Microsoft mua lại hệ điều hành 86-DOS từ công ty Seattle Computer Products và biến nó trở thành mộtnền tảng mới cho chiếc Intel 8086. MS-DOS đã từng trải qua 8 phiên bản trước khi bị chính thức ngừng phát triển vào năm 2000.

Theo Kenh14
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Linux thật sự rất cần thiết chứ :D
Tuy nhiên sử dụng bằng command thì hơi khó chịu tí :v
 
đã từng thích linux, nhưng thực sự nó quá khó với người dùng phổ thông
 
×
Quay lại
Top