10 màu sắc có thể bạn chưa biết

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Từ những màu sắc cơ bản, đỏ, lục, lam, vàng, cam, hồng, tím, con người có thể tạo ra hàng triệu triệu màu. Tuy nhiên, có những màu sắc lạ thường xuyên xuất hiện mà chúng mình không hề biết đến.

1. Caput Mortuum

566633-mau-sac-1.jpg


Màu Caput Mortuum hình thành khi pha trộn sắc tía và nâu của quá trình phản ứng xắt oxit, A.K.A bị oxy hóa. Người ta cho rằng, màu Caput Mortumm được sử dụng khi họa sỹ muốn sỹ một nhân vật quan trọng hay tín đồ tôn giáo. Ngoài ra, đây còn là màu sắc quen thuộc trong những di thư của người quá cố hay màu sơn dầu.

2. Xanadu

566633-2.jpg


Xanadu là màu sắc có nguồn gốc từ một loài cây. Đây là màu xanh-xám từ cây Philodendron. Lá của cây Philodendron có màu xanh lá chủ đạo, pha thêm chút xám. Bạn có thể thấy loài cây này rất nhiều ở Australia.

3. Màu xanh Liên hợp quốc

566633-mau-sac-3.jpg


Liên hợp quốc United Nations (UN), tổ chức quốc tế giúp đỡ các quốc gia phát triển quyền con người, tiến bộ xã hội và kinh kế cũng có màu riêng. Ban đầu, nó được gọi là xanh Liên hợp quốc, gần tương đồng với màu xanh Dodger, nhưng nhạt hơn. Bạn có thể thấy màu xanh này trên cờ của UN cũng như biểu tượng của họ.

4. Feldgrau

566633-4.jpg


Feldgrau, màu đặc trưng của nước Đức, còn gọi là xám-xanh. Đây là mầu quân phục của Đức từ năm 1907 đến 1945 cho Quân đội Đông Đức và quân đội ở Bundeswerh, thuộc Tây Đức. Sau đó, màu Feldgrau xuất hiện trên một số đồng phục len cho mùa đông.

5. Arsenic

566633-mau-sac-5.jpg


Màu xanh xẫm của chất á kim Arsen thường thấy rất nhiều trong tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có một số chất Arsen không mang màu xanh, mà thuộc dải màu đỏ-cam.

6. Đỏ Falu

Đỏ Falu được sử dụng rất nhiều ở Thụy Điển. Đây là màu đỏ xẫm thường làm lớp sơn phủ ngoài những căn nhà gỗ ở các vùng nông thôn của Thụy Điển. Người ta giải thích rằng, màu đỏ Falu để bắt chước màu sắc của những căn nhà bằng gạch đắt tiền hơn.

566633-mau-sac-6.jpg


Màu đỏ Falu bắt nguồn từ một loạt đồng ở Falun, thuộc Dalarna, Thụy Điển. Không giống với hầu hết các màu sắc khác, đỏ Falu được sử dụng trong một khoảng thời gian rất dài, từ thế kỷ 16 cho tới tận ngày nay. Người ta nhận thấy đây là màu sắc rất tốt để bảo quản gỗ. Tuy nhiên, những căn nhà hiện đại ở các thành phố Thụy Điển hiếm khi phủ lên mình lớp sơn đủ Falu, nhưng ở nông thông, đỏ Falu xuất hiện ở bất kỳ đâu.

7. Razzmatazz

566633-mau-sac-7.jpg


Không phải là loại rượu, không phải tên bài hát, cũng không phải chương trình truyền hình, Razzmatazz là màu đỏ-hồng, được sáng tạo bởi Crayola vào năm 1993. Màu này được cho là nằm giữa khoảng màu đỏ tươi và đỏ trong bảng màu.

8. Fallow

566633-mau-sac-8.jpg


Follow là một trong những tên màu lâu đời nhất trong hệ thống ngôn ngữ Anh. Mặc dù nhiều người không xem đó là màu đẹp, màu nâu nhạt này được đặt tên để thể hiện màu sắc của cánh đồng đất hoang, chủ yếu là đất cát. Người ta dùng từ màu Fallow từ năm 1000. Người Nam Phi và Ấn Độ còn gọi là màu nâu Ravi.

9. Gamboge

Bạn có thể nghĩ tới gia vị mù tạt và màu Gamboge gần tương đồng như thế, nhưng xẫm hơn một chút. Gamboge về cơ bản vẫn thuộc tông vàng, có thể là trong suốt mặc dù ta vẫn nhìn nó giống như xẫm đậm. Tên này được đặt theo loài cây gamboge cho nhựa màu vàng.

566633-mau-sac-9.jpg


Gamboge có xuất xứ từ Campuchia, từ thế kỷ 12, khi một họa sỹ sử dụng nó như màu sơn nước. Bên cạnh ứng dụng như màu sơn nước, Gamboge dùng làm véc-ni đánh bóng cho gỗ. Đến thế kỷ 17, Gamboge được ứng dụng rộng dãi ở châu Âu, nơi mà lần đầu tiên nó xuất hiện trong ngôn ngữ Anh vào năm 1634.

10. Malachite


566633-mau-sac-10.jpg
Malachite có lẽ mà màu sắc mà chúng ta đều đã từng nhìn thấy nhưng không biết tên chính xác của nó. Đây còn được biết đến là màu xanh cơ bản 4, tường được sử dụng khi muốn tạo nên tông màu xanh thẫm. Màu xanh malachite đầy kiêu sa được tạo nên từ loại khoáng chất cac-bo-nat, có tên Malchte, hay đồng cac-bo-nat. Năm 1800, khoáng chất này được sử dụng trên diện rộng để sản xuất sơn.


Gingerbread

 
màu cuối đẹp. bài viết nhiều lỗi chính tả quá
 
×
Quay lại
Top