10 điều mà các giảng viên tâm lý học muốn bạn biết

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
library2.jpg


Hằng năm, là một giảng viên tâm lý học, tôi giúp hàng trăm bạn trẻ vượt qua một chương trình học khắt khe và chuẩn bị cho tương lai của họ. Theo một ý nghĩa, tương lai đó sẽ bao gồm sự huấn luyện đại học tiên tiến hoặc một nghề nghiệp có liên quan đến khoa học hành vi - hoặc cả hai. Nhưng chúng không phải là mục tiêu duy nhất chúng tôi muốn các sinh viên của chúng tôi đạt được trong 4 năm học của họ dưới sự dẫn dắt của chúng tôi. Dưới đây là mười sản phẩm của một nền giáo dục tâm lý học mà các giảng viên tâm lý học cố gắng trau dồi ở các sinh viên của họ trong nhiều năm.

10. Hiểu rõ sự rộng lớn của nội dung các lĩnh vực trong tâm lý học. Tâm lý học rất rộng lớn! Nó bao gồm bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào có liên quan đến những quá trình tâm lý hoặc hành vi - ở các loài! Những chủ đề được các nhà tâm lý nghiên cứu gồm nhiều loại khác nhau - ví dụ, trẻ sơ sinh nhận diện các khuôn mặt như thế nào, chó học cách tránh né những hậu quả đáng ghét ra sao, làm sao những tình huống tưởng chừng nhỏ bé lại có thể gây ra những hậu quả to lớn về hành vi ở người trưởng thành, con người ghi nhớ các danh sách như thế nào, và còn nhiều nữa. Khi một ai đó nói anh ấy đang học "tâm lý học" thì bạn cần hỏi "Học lĩnh vực gì? Chủ đề gì?"

9. Hiểu rõ giá trị của sự rộng lớn của các lĩnh vực ứng dụng trong tâm lý học. Các sinh viên năm nhất học tâm lý học thường nghĩ rằng tất cả các nhà tâm lý đều là những nhà tâm lý học ứng dụng (rằng tất cả các nhà tâm lý có nhiệm vụ giúp đỡ ai đó xử lý vấn đề) và tất cả các nhà tâm lý học ứng dụng đều là những nhà trị liệu. Không đúng! Các nhà tâm lý học ứng dụng có nhiều kiểu khác nhau. Một số nhà tâm lý học ứng dụng là các nhà trị liệu (như nhà tâm lý học lâm sàng, tham vấn sức khoẻ tinh thần, nhà tham vấn học đường) trong khi một số khác thì giúp các tổ chức tối ưu hoá các điều kiện làm việc (nhà tâm lý học công nghiệp/tổ chức) và những người khác làm việc trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ để giúp đạt được những kết quả khoẻ mạnh có liên quan đến những cái chung của sức khoẻ thể chất và tinh thần (các nhà tâm lý học sức khoẻ) và nhiều nữa! Khi ai đó nói rằng anh ấy muốn "làm việc trong lĩnh vực tâm lý học", thì anh ta cần nhận ra có rất nhiều con đường nghề nghiệp khác nhau!

8. Hiểu rằng một sự giáo dục tốt về tâm lý học là một nền giáo dục toàn năng. Trong khoa của chúng tôi ở SUNY New Paltz, chúng tôi thực hiện nền giáo dục toàn năng rất nghiêm túc. Chúng tôi có hai câu lạc bộ tâm lý học khác nhau cho các sinh viên. Chúng tôi tổ chức những buổi nói chuyện nghiên cứu do nhiều chuyên gia bên ngoài trong lĩnh vực tâm lý học hằng năm. Chúng tôi có những truyền thống lâu đời như sự kiện "Tam khoa Tâm lý học" vào tháng 12 và BBQ mùa xuân. Và chúng tôi khuyến khích tất cả sinh viên của chúng tôi chủ động trong nghiên cứu học thuật và các cơ hội thực tập. GPA tốt và điểm số cao trong các bài kiểm tra là điều tuyệt vời - nhưng cuối cùng, chúng tôi đang chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tươmg lai trong lĩnh vực - và chúng tôi muốn họ có một nền giáo dục mở rộng ra bên ngoài lớp học vì, khi xem xét mọi thứ thì lớp học chỉ là một sự gần đúng với những gì mà thế giới thật đang đợi bạn trong tương lai.

7. Khả năng thiết kế và thực hiện một nghiên cứu khoa học về một số câu hỏi liên quan đến hành vi. Trong một lĩnh vực tâm lý học điển hình, bạn cần tham gia một khoá học về Các phương pháp nghiên cứu - ở đó bạn học các kỹ năng cần thiết để thiết kế và thực hiện nghiên cứu của riêng bạn. Chúng tôi muốn bạn mang theo những kỹ năng đó bên mình sau khi bạn tốt nghiệp! Bạn nên có khả năng trình bày rõ ràng một câu hỏi nghiên cứu vững chắc. Bạn nên có khả năng nhận diện những biến số trong nghiên cứu của bạn - và hiểu được bạn đo lường chúng như thế nào. Bạn nên có khả năng thiết kế một cuộc khảo sát có thể đưa đến dữ kiện có thể dễ dàng xác định số lượng. Và bạn nên có khả năng tính toán thống kê để hiểu được các kết quả của bạn. Dù bạn đang theo bất kì lĩnh vực nào thì tôi hứa với các bạn rằng các kỹ năng đó sẽ có lợi cho bạn.

6. Một hiểu biết cơ bản về khoa học thống kê và khả năng đánh giá phản biện những thống kê của người khác. Lớp học thống kê của bạn trong ngành tâm lý học không được thiết kế để làm bạn cảm thấy như mình sắp đi gặp nha sỹ! Hiểu được khoa học thống kê ở cấp độ cơ bản sẽ có lợi cho bạn trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn hiểu được dữ kiện do người khác trình bày. Nó sẽ giúp bạn đặt những câu hỏi đúng khi xem xét các kết quả (hoặc bất kì điều gì) được trình bày với bạn trong suốt cuộc sống của bạn. Và nó sẽ giúp bạn nghĩ về làm thế nào để hỏi và trả lời tốt nhất các câu hỏi mà bạn có về bất kì khía cạnh nào và tất cả các khía cạnh của thế giới. Từ lĩnh vực giáo dục đến luật cho đến y khoa, hiểu được khoa học thống kê sẽ giúp bạn định hình và trả lời các câu hỏi liên quan đến công việc của bạn tốt hơn.

5. Nhận ra loài người có mối quan hệ chặt chẽ với những dạng thức khác của cuộc sống. Không phải tất cả mọi người đều nhận ra điều đó, nhưng tâm lý học không chỉ đề cập về con người! B. F. Skinner, một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất trong lịch sử của ngành, ông chỉ nghiên cứu về loài chuột và chim bồ câu! Nhiều nhà tâm lý học như Gordon Gallup, mở rộng nghiên cứu đến động vật linh trưởng. Các nhà tâm lý từng nghiên cứu về chó, mèo, chim, dế và nhiều nữa! Tâm lý học là nghiên cứu khoa học về hành vi - được định nghĩa rộng! Chúng ta có mối quan hệ quan trọng với toàn thể cuộc sống - và nhiều quy luật chi phối hành vi bao gồm nhiều loài khác nhau. Và đây là một điều hay!

4. Hiểu rằng mọi người là giống nhau ở mọi nơi bạn đến. Trong một chương trình dạy tâm lý học theo tiêu chuẩn, tính chất chung của con người là mặc nhiên. Ví dụ, khi bạn học về trí nhớ dài hạn, bạn đang học về cách thức trí nhớ con người làm việc - ở mọi người nói chung. Khi bạn học về các giai đoạn phát triển nhận thức đầu đời của Piaget - bạn đang học về sự phát triển của con người. Khi bạn học về cách chúng ta xử lý cảm xúc (e.g., Ekman & Friesen, 1968), tức là bạn đang học về một khía cạnh cơ bản của tâm lý con người là đúng trên toàn cầu. Hầu như tâm lý học, ngầm hoặc công khai (xem Geher, 2014) tập trung vào những thứ mà tất cả chúng ta đều chia sẻ khi nói đến tâm trí và hành vi.

3. Hiểu rằng văn hoá ảnh hưởng đến hành vi con người rất lớn. Hầu như tất cả những nỗ lực nghiên cứu về những ảnh hưởng của nền văn hoá lên hành vi con người (e.g., Schmitt, 2005) đã dẫn đến các kết quả có lợi. Đó là vì con người cực kì nhạy cảm với môi trường sống của họ - và nền văn hoá, có thể được xem như một bộ những yếu tố thuộc môi trường bao quanh một nhóm người tại một thời điểm nhất định (bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, triết học và còn nhiều nữa), là kiểu yếu tố thuộc môi trường có ảnh hưởng sâu sắc đến cách con người nhìn nhận về thế giới và cách họ hành động. Văn hoá ảnh hưởng đến nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau ví dụ như những phản ứng cảm xúc, các quá trình nhận thức, hành vi trong mối quan hệ thân thiết, và nhiều nữa. Dù mọi người đều giống nhau y hệt, thì ở một mức độ nào đó, những nhóm người trên khắp thế giới có những cách độc đáo duy nhất của riêng họ. Văn hoá rất quan trọng.

2. Hiểu rằng mỗi người là một cá nhân - và đây không phải là lời nói cửa miệng! Tất cả mọi người là những cá nhân! Dù tất cả mọi người đều tuân theo nhiều quy luật chi phối các quá trình hành vi tâm lý, thì mỗi cá nhân là độc đáo duy nhất xét về mặt (a) cấu tạo di truyền của anh/cô ấy, (b) lịch sử phát triển, and © quan điểm về thế giới. Khi bạn nhìn thấy hành động của một ai đó, thông thường bạn hay nghĩ là “oh, người đó nhìn nhận về thế giới giống như tôi” - nhưng trên thực tế, giả định này thường sai lầm. Hai người nhìn về cùng một sự việc thì thường có những phản ứng cảm xúc và nhận thức rất khác nhau. Hãy nghĩ về Justin Bieber! Tôi cá là bạn có thể nghĩ đến những người trên thế giới này có nhiều phản ứng khác nhau đối với anh ta! Bên cạnh những vấn đề về tính chất chung của con người và tác động của văn hoá lên hành vi, mỗi người chúng ta có một tâm lý độc đáo duy nhất - và hiểu được thực tế này về bản thân và người khác có thể rất có ích cho việc hiểu được thế giới xã hội của bạn.

1. Hiểu được sự thật rằng không có người xấu. Vào những năm 1960 và 1970, một loạt thực nghiệm nổi tiếmg được tiến hành bởi các nhà tâm lý học xã hội, như Phil Zimbardo và Stanley Milgram, khám phá ra một số điều gây bất ngờ liên quan đến những gì là con người. Ví dụ, trong các nghiên cứu về "sự phục tùng" cổ điển của ông, Milgram (1963) cho thấy một phần lớn những người trưởng thành "bình thường" có thể tuân lệnh một người bề ngoài như nhà nghiên cứu - đến nỗi họ, những người tham gia, tin rằng hành động của họ trong nghiên cứu đang gây ra đau đớn - hoặc cái chết - cho những người tham gia khác trong nghiên cứu. Zimbardo đã tiến hành nhiều nghiên cứu tiếp theo với các kết quả tương tự - "những người bình thường" đều có khả năng trở thành "độc ác". Dù những ý nghĩ đó có phần gây bất an, thì chúng cũng trao thêm sức mạnh.

Một ngụ ý của các nghiên cứu cổ điển đó là: Cái ác không phải là một đặc điểm của con người - đúng hơn là, cái ác, cái xấu là một đặc điểm của hoàn cảnh, tình huống. Nếu chúng ta muốn con người hành xử theo cách nhân văn và hợp tác thì chúng ta cần tạo ra những hoàn cảnh tạo điều kiện cho những điều đó. Và khi bạn thấy một ai đó trong thế giới của bạn dường như xấu xa, hung ác - thì hãy lui lại và nghĩ về hoàn cảnh sống của người đó. Bạn có thể không trở nên tàn ác, thú tính, nhưng ít ra bạn có thể hiểu rõ làm thế nào hành vi của người đó phần nào là một phản ứng trước những yếu tố thuộc hoàn cảnh sống. Không có người xấu xa - đúng hơn là, chỉ có những hoàn cảnh sống dẫn đến những hành vi xấu xa. Có một sự khác biệt lớn ở đó!

Nếu bạn đang là một sinh viên ngành tâm lý học thì tôi hy vọng rằng những vấn đề đó là hợp lý và cộng hưởng trong bạn. Trong công việc của tôi, cung cấp nền giáo dục tâm lý học tốt nhất có thể cho các bạn trẻ khi họ sắp dấn thân vào cuộc hành trình vào tuổi trưởng thành của họ là điều thiết yếu. Nếu bạn đang là một sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp, nhận ra rằng các giảng viên của bạn đang làm nhiệm vụ tạo ra những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới này - và nhận ra bạn, dù thích nó hay không, đang phát triển, hướng tới tương lai và giúp thế giới trở thành một nơi tốt hơn. Đừng làm hỏng nó!



References

Ekman, P., & Friesen, W. V. (1986). A new pan-cultural facial expression of emotion. Motivation and Emotion, 10, 159-168.

Geher, G. (2014). Evolutionary Psychology 101. New York: Springer. (link is external)

Milgram, S. (1963). Behavioral study of obedience. Journal of Abnormal and Social Psychology, 67, 371-378

Schmitt, D. P. (2005). Sociosexuality from Argentina to Zimbabwe: A 48-nation study of s.ex, culture, and strategies of human mating. Behavioral and Brain Sciences, 28, 247-311.


Rubi dịch

Nguồn:
https://www.psychologytoday.com/blog/dar...t-you-know
 
×
Quay lại
Top