Chơi Tetris (xếp hình) giúp giảm đau buồn

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trò chơi quen thuộc trên máy vi tính Tetris (xếp hình) có thể giúp xoa dịu ký ức đau buồn sau những chấn thương tâm lý của con người.



Tetris là một trong những trò chơi nổi tiếng xưa nay. Người chơi sẽ xoay chuyển ngang dọc các hình khối sao cho chúng được xếp thành những hàng ngang kín khít. Những nghiên cứu ban đầu của các nhà khoa học trường Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện ra chơi Tetris sau khi bị chấn thương tâm lý có thể giúp giảm những hồi tưởng đau đớn cho người chơi. Các nhà khoa học đang hy vọng trò chơi Tetris sẽ giúp giảm những ký ức đau buồn gây ra do chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương (PTSD).

Liệu pháp Tetris

Để tìm hiểu xem liệu tác dụng trên của trò chơi Tetris có phát huy với những trò chơi khác hay không, các nhà nghiên cứu đã so sánh Tetris với trò Pub Quiz Machine 2008, một trò chơi xếp chữ. Họ bắt đầu cho những người tham gia xem một bộ phim với những hình ảnh gớm ghiếc, thương tích và chết chóc, như tai nạn giao thông chết ngời và cảnh phẫu thuật cơ thể người.

Sau khi đợi khoảng nửa tiếng, trong thí nghiệm đầu tiên, 20 người chơi Tetris trong 10 phút; 20 người chơi Pub Quiz và 20 người không chơi gì cả. 1 tuần sau, phân tích nhật ký của những người tham gia các nhà nghiên cứu nhận thấy người chơi Teris giảm đáng kể các tâm lý chấn thương trong khi người chơi Pub Quiz lại gia tăng. Trong thí nghiệm thứ hai, sau khi xem phim 4 giờ đồng hồ, mỗi nhóm chơi có 25 người.

“Phát hiện mới nhất cho thấy Tetris vẫn hiệu quả mặc dù sau 4 giờ xem một phim căng thẳng người chơi mới bắt đầu chơi”, nhà nghiên cứu Emily Holmes của trường Đại học Oxford nói. “Trong khi chơi Tetris có thể giảm các ký ức đau buồn mà vẫn không làm giảm khả năng cảm nhận về sự kiện, chúng tôi thấy không phải tất cả các trò chơi máy tính đều có tác dụng này – một số trò thậm chí còn có tác dụng ngược lại”.

Lý giải

Theo các nhà khoa học, trí não con người được chia thành 2 “khu” suy nghĩ khác nhau. Một là bộ máy giác quan, tức là cảm nhận về thế giới thông qua các trải nghiệm nhìn, nghe, ngửi, nếm và chạm. Còn một khu nữa thuộc về nhận thức, sẽ liên kết các chi tiết mà giác quan cảm nhận được.

Hai khu này hợp tác với nhau rất hài hòa – chẳng hạn, chúng ta có thể nhìn và nghe ai đó nói chuyện và nhanh chóng hiểu được những gì người đó đang nói. Tuy nhiên, sau các sự kiện chấn thương, “khu giác quan” dường như bị “khu nhận thức” lấn át. Vì thế, mỗi khi nhìn thấy ánh đèn pha và tiếng ồn ào va chạm xe cộ, chúng ta lại nhớ về vụ tai nạn giao thông kinh hoàng trên đường cao tốc. Điều đó sẽ thâm nhập vào trí óc của nạn nhân, gây ra nỗi đau khổ lớn.

Nghiên cứu trước đó cho thấy nếu khoảng 6 giờ sau khi vụ chấn thương xảy ra, người ta có thể can thiệp giúp xoa dịu những ký ức đau thương hình thành trong não. Vì thế, các nhà nghiên cứu của trường Oxford đã tập trung vào Tetris. Họ cho rằng trò chơi này đạt được lợi ích như thế vì nó chống lại “khu giác quan”. Trong khi đó, trò Pub Quiz lại cạnh tranh với “khu nhận thức” và “về hùa” với “khu giác quan”, củng cố cho những ký ức đau buồn.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng đây chỉ mới là bước đầu, và họ cần phải nghiên cứu sâu hơn để có thể biến Tetris thành một “phương thuốc” hiệu quả thực sự.
ICTnews
Theo Livescience

[separate]




 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top