Chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan

A Sênnh

Thành viên
Tham gia
5/12/2011
Bài viết
6
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan của lịch sử. Để chứng minh được là tất yếu, ta cần phải làm rõ 2 nội dung chính:
Một, thế giới:
- Đảng cộng sản ở trên thế giới bấy giờ là lựa chọn số một của các nước đấu tranh giải phóng dân tộc:
+ Cách mạng thánh Mười Nga (vai trò, vị trí, ảnh hưởng tới thế giới).
+ Hệ tư tưởng của Đảng cộng sản (Chủ nghĩa Mác Lê).
Hai, bối cảnh Việt Nam:
+ Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân.
+ Công nhân ra đời.
+ Hệ tư tưởng Mác- Lênin vào Việt Nam.
+ Sự thất bại và bất lực của các hệ tư tưởng khác, đảng phái khác.
=> Lịch sử đã lựa chọn Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan dựa trên sự kết hợp ba yếu tố: Phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác – Lênin.
Bài làm chi tiết:
Cuối năm 1929, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời: Đông Dương cộng sản đảng (6-1929), An Nam cộng sản đảng (8-1929) và Đông Dương cộng sản Liên đoàn (9-1929). Ba tổ chức cộng sản này hoạt động riêng rẽ và đả kích nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, đứng trước thực trạng ấy Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập ba tổ chức này để thống nhất thành lập một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng - Trung Quốc ( đầu năm 1930). Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh trên thế giới các phong trào cách mạng lựa chọn Đảng cộng sản và hệ tư tưởng của nó là lựa chọn số một. Với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) do đảng Bôn – sê – vích lãnh đạo, đã mở ra một thời đại mới thời đại cách mạng trên toàn thế giới. Và giờ đây sức cuốn hút của hệ tư tưởng Mác – Lênin lớn hơn bao giờ hết cùng với vai trò của giai cấp công nhân.
Đảng cộng sản ra đời hầu hết ở các quốc gia. ĐCS Đức, Hunggari (1918), ĐCS Mỹ (1919), Đảng cộng sản Anh, Đảng cộng sản Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc (1921), ĐCS Nhật Bản (1922),… .
Sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của quốc tế ba (3-1919).
Tại Việt Nam, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân diễn ra rất mạnh mẽ nhưng đều thất bại.
Với sự khai thác thuộc địa của thực dân pháp giai cấp công nhân ra đời và phát triển mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng, giai cấp công nhân là giai cấp có thể lãnh đạo cách mạng đi tới thành công.
Hệ tư tưởng Mác – Lênin được truyền bá rất sớm vào Việt Nam thông qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức, hội cộng sản yêu nước.
Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến ( Phong trào Cần Vương 1885- 1896), Khởi nghĩa của nông dân Yên Thế 1884 – 1913, phong trào theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản như bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh, rồi cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo thất bại 1930. Như vậy, con đường cách mạng ở Việt Nam bế tắt. Nhiệm vụ đặt ra là phải tìm ra một con đường cách mạng mới, với một giai cấp mới đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công. Và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là để đáp ứng đều đó.
Như vậy, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan.

Bài này chỉ mang tính gợi ý bạn nên phát triển thêm nhá:KSV@01:
 
Huhu, mình kí trước bị thi lại môn này, thiệt là chán. cảm ơn add nhá
 
chuẩn luôn hiu hiu
 
minh nhớ có bài kiểm tra về cái này mà mình ngồi cắn bút :)
 
×
Quay lại
Top