Tại sao hai dân tộc Việt Nam - Lào phải yêu thương, gắn bó chặt chẽ với nhau?

xuân triết k23

Thành viên
Tham gia
10/8/2017
Bài viết
24
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việt – Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, để nói lên tầm quan trọng của mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Lào. Việt Nam và Lào không những có sự gắn kết bền chặt từ trong quá khứ cho đến tận ngày nay cũng như mai sau. Hai dân tộc luôn sát cánh bên nhau cùng bảo vệ Tổ quốc, cùng phát triển văn hóa – xã hội, cùng tiến bước để hội nhập với xu thế của thời đại mới.

Bài viết ngắn về “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – việt Nam” với chủ đề thứ 12: “Tại sao hai dân tộc Việt Nam – Lào phải yêu thương, gắn bó chặt chẽ với nhau?” ít nhiều nói lên được mối quan hệ keo sơn của hai dân tộc.

1. Đôi nét về nước Lào anh em:

Lào, tên chính thức là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là một quốc gia nội lục tại Đông Nam Á, phía đông giáp Việt Nam chúng ta, phía tây bắc giáp Myanma và Trung Quốc, phía tây giáp và tây nam giáp Thái Lan, phía tây nam giáp Campuchia. Lào có diện tích 237.955km2, với dân số khoảng 6,758 triệu người(tính đến hết năm 2016 theo Ngân hàng Thế giới), thủ đô là Viêng Chăn, đơn vị tiền tệ Kíp Lào.

Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ Vương quốc Lan Xang tồn tại trong bốn thế kỷ, là một vương quốc có diện tích lớn tại Đông Nam Á. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang phân chia thành ba vương quốc riêng biệt: Luâng Phabăng, Viêng Chăn và Chămpasắc. Năm 1893, ba vương quốc hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp, tiền thân của quốc gia Lào hiện nay. Lào giành độc lập sau khi Nhật Bản chiếm đóng, song người Pháp sau đó áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến dưới quyền Sisavang Vông. Một cuộc nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm 1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, Phong trào Pathẹt Lào theo chủ nghĩa cộng sản lên nắm quyền.

Lào là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng, theo chủ nghĩa Marx và do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền. Thủ đô của Lào là Viêng Chăn, các thành thị lớn khác là Luâng Phabăng, Savanakhẹt, và Pácsê. Lào là một quốc gia đa dân tộc, người Lào chiếm khoảng 60% dân số, họ chủ yếu cư trú tại vùng thấp và chiếm ưu thế về chính trị và văn hoá. Các dân tộc Môn-Khmer, H'Mông, và dân tộc bản địa vùng cao khác chiếm khoảng 40% dân số và sống tại khu vực đồi núi.

Chiến lược phát triển của Lào dựa trên sản xuất thuỷ điện và bán điện năng sang các quốc gia láng giềng, cũng như trở thành một quốc gia liên kết giao thương lục địa. Ngoài ra, lĩnh vực khai mỏ của Lào cũng phát triển, khiến quốc gia này được đánh giá là nằm trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Á và Thái Bình Dương. Lào là một thành viên của ASEAN, Hội nghị Đông Á và Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Lào được nhận làm thành viên đầy đủ của WTO vào năm 2013.

Nền chính trị Lào diễn ra trong khuôn khổ của một nước cộng hòa XHCN độc đảng. Đảng chính trị hợp pháp duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP). Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước Cho – um - ma – ly Say – a - sone kiêm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Thông – sing Thamma - Vông. Chính sách của chính phủ được Đảng định đoạt thông qua chín thành viên đầy quyền lực của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và 49 thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng. Những quyết định quan trọng của chính phủ được xem xét chặt chẽ bởi Hội đồng Bộ trưởng.

Nền kinh tế Lào đang phát triển nhanh, khi quốc gia này bắt đầu giảm dần quản lý nhà nước và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân vào năm 1986. Lào đã mở một sở giao dịch chứng khoán vào năm 2011, đồng thời có vai trò như một nhà cung cấp thủy điện cho các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Mặc dù vậy, là một quốc gia không giáp biển, lại có cơ sở hạ tầng chưa tốt và phần lớn lực lượng lao động thiếu kĩ năng, Lào vẫn là một trong những nước nghèo nhất khu vực Đông Nam Á. Thu nhập bình quân tính theo đầu người vào năm 2009 của Lào ước tính khoảng $2700 theo sức mua tương ứng.Tiết kiệm nội địa thấp khiến Lào phải phụ thuộc nặng nề vào viện trợ nước ngoài và vay ưu đãi để lấy nguồn đầu tư cho phát triển đất nước.

Mặc dù nền kinh tế chưa thể đạt được những thành tựu như Việt Nam, song họ có quyền hy vọng trong tương lai không xa, với việc cải cách mạnh các thủ tục hành chính, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn tài nguyên đa dạng phong phú… nền kinh tế của quốc gia có dân số gần 7 triệu người sẽ đứng trong top đầu của khu vực.

2. Hai dân tộc Việt Nam – Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau:

Quan hệ Lào – Việt Nam hay còn được biết đến với tên thông dụng là Quan hệ hữu nghị Việt - Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Lào và Việt Nam. Mối quan hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như Nhà nước 2 quốc gia coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến lược của nhau nhưng không có bất cứ bản cam kết đồng minh nào. Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao 5/9/1962.

a) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ:

Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân hai nước Việt – Lào luôn sát cánh bên nhau, viết nên những trang sử hào hùng và cùng nhau xây dựng nên mối quan hệ đoàn kết đặc biệt.

Bối cảnh trong nước và các nước Đông Dương những năm đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã xác định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nhà nước ta luôn đặt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong đó có dân tộc Lào. Đảng và Nhà nước cũng luôn quan tâm sâu sắc và coi việc giúp đỡ Lào vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ, là một nội dung quan trọng nhất của tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt - Lào. Việt Nam không chỉ đóng góp về lý luận, đường lối, phương hướng cách mạng mà Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức, chỉ đạo thực tiễn cách mạng Lào.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào đấu tranh ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ và lan rộng trong cả nước và có ảnh hưởng lớn đến Lào. Các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân Lào. Trước vận mệnh của các dân tộc Đông Dương, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã liên tiếp tổ chức các cuộc hội nghị quan trọng để bàn chủ trương và biện pháp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân đi đến thắng lợi. Đặc biệt, tháng 5/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của cách mạng Đông Dương, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một Mặt trận Dân tộc Thống nhất rộng rãi.

Ngày 12/10/1945 tại Thủ đô Vientiane, Chính phủ lâm thời Lào Itsala được thành lập, thông qua Hiến pháp và tuyên bố nền độc lập trước thế giới. Ngày 14/10/1945, Việt Nam là nước đầu tiên gửi điện chúc mừng và tuyên bố thừa nhận Chính phủ Lào độc lập và ngày 30/10/1945, hai nước đã ký Hiệp ước Hợp tác tương trợ Việt -Lào. Từ đây, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn phát triển quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không chỉ trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, mà còn trên tầm quan hệ gắn bó giữa hai nhà nước như Hoàng thân Xuphanuvông đã từng tuyên bố: Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới...

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nhân dân hai nước phải tiếp tục đối mặt với quân xâm lược đế quốc Mỹ. Sự nghiệp cách mạng của hai nước Lào-Việt Nam có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau một cách đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận thấy từ lâu, Người thường căn dặn: Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cử hàng chục vạn người con yêu quý của mình sang công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Quan tâm, chia sẻ cùng đồng cam cộng khổ trong hai cuộc kháng chiến, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình để giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”…

Ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng là điều kiện thuậ lợi cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn, thiết lập nên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 2/12/1975. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, là minh chứng hùng hồn cho tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng.

Tóm lại, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.

b) Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế mà nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những xung lực mới, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam – Lào; Lào – Việt Nam với những phương thức mới và những nội dung mới, do đó hai dân tộc phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, cùng đạt được những mục đích đề ra của cách mạng hai nước.

Nhân dịp kỹ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam – Lào, đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu: “Việt Nam và Lào đang bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nhân dân hai nước đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng và cùng nhau phấn đấu xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam, đất nước Lào giàu mạnh... Hơn bao giờ, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước cần tiếp tục củng cố, tăng cường hơn nữa tình đoàn kết đặc biệt, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là lẽ sống, là nghĩa tình thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm cũng không hề lay chuyển. Việt Nam và Lào sẽ cùng nhau giữ gìn, bảo vệ mối quan hệ đặc biệt đó, như giữ gìn và bảo vệ con ngươi của mắt mình, làm sâu sắc, phong phú thêm và đưa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, coi đây là tài sản thiêng liêng vô giá, cần trao truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau”.

Trong tình hình hội nhập với nhiều biến động, nhiều khó khăn và thách thức do tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhưng với truyền thống tốt đẹp của mối quan hệ đặc biệt và dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở rộng cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“…Việt Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ Việt - Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá vỡ cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẽ. Bản chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, được nuôi dưỡng, phát triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình” do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Đây là câu nói cô đọng, giàu ý nghĩa chính trị, nhân văn, mở ra phương hướng xử lý hài hòa lợi ích của hai dân tộc; là vũ khí sắc bén chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ban ơn. Dựa trên luận điểm về quyền dân tộc tự quyết, cơ quan lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Lào đã nhất trí tiến hành liên minh, hợp tác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập tự chủ của bạn như Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ Việt Nam sang công tác ở Lào phải hoàn toàn ở dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương Lào, nhất là của Thủ tướng Xuphanuvông. Tuyệt đối không được tự cao, tự đại, không được bao biện...”.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, các thế lực thù địch và phản động đang tìm mọi cách xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Do vậy, hơn lúc nào hết, hai dân tộc phải yêu thương, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau đoàn kết làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân hai nước.

Trong bối cảnh đoàn kết hợp tác rộng mở trên thế giới hiện nay, xuất hiện nhiều hình thức liên kết hợp tác song phương và đa phương với nhiều mục đích khác nhau, do vậy hai dân tộc Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam cần gắn bó chặt chẽ bên nhau, cùng nhau vun đắp mối quan hệ đặc biệt trở thành một mẫu mực về tình đoàn kết quốc tế trong lịch sử thế giới đương đại, đồng thời cũng vì sự phát triển bền vững của mỗi nước.

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã chính thức ra đời, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế-xã hội của hai nước, điều này đòi hỏi hai dân tộc Lào và Việt Nam, nhất là các doanh nghiêp hai nước cần phải chủ động, chuẩn bị thật kỹ, phối hợp chặt chẽ, sâu rộng và thắt chặt hơn nữa sự tin cậy, mối quan hệ thủy chung nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch; tập trung khai thác các thế mạnh chiến lược, tăng cường sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mỗi nước. Ngoài ra, doanh nghiệp hai bên cũng cần quan tâm xây dựng các nhân tố, cơ chế để có thể hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn trong công tác hòa nhập và kết nối ASEAN.

Để làm được điều này, hai bên cần tiếp tục tăng cường hơn nữa hợp tác song phương; tập trung mọi sức lực thực hiện bằng được nội dung tinh thần thỏa thuận mà lãnh đạo Đảng nước đã đề ra; tiếp tục củng cố và thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam; góp phần vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên cần tiếp tục tăng cường giáo dục để các thế hệ con cháu mai sau hiểu được ý nghĩa sống còn của quan hệ Lào-Việt nhằm tiếp tục duy trì, vun đắp mối quan hệ đặc biệt này; không ngừng củng cố lòng tin chiến lược; tập trung giải quyết các vấn đề còn vướng mắc và bổ sung sửa đổi những hạn chế còn kìm h.ãm sự phát triển của hai bên; tích cực phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước; phối hợp hài hòa quan hệ đặc biệt giữa hai nước một cách phù hợp với tập quán quốc tế; hỗ trợ, dành ưu tiên, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhau; khuyến khích các bộ, ban ngành, địa phương và tổ chức quần chúng của hai nước trực tiếp hợp tác, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau một cách có hiệu quả và thiết thực hơn; thúc đẩy hợp tác toàn diện với bước tiến mới, thành tựu mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng X Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đại hội Đảng XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra; tạo bước đột phá mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, giúp cho mối quan hệ này ngày càng vững chắc và bền vững với thời gian.
 
À, ờ ... Chú copy ở đâu đấy?
 
Thế mà đôi déo ghẻ cũng gọi là dép Lào, bệnh ngứa ngáy gọi là hắc Lào, thuốc hút hôi sực gọi là thuốc Lào... Mịa thằng Lào nghĩ ra!
 
×
Quay lại
Top