Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
TRÒ CHƠI DÂN GIAN - THẢ DIỀU

Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới thật sự là thú vui của người chơi thả diều.

Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây: nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; Sáo (chỉ cần khi làm sáo diều to).

Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người... Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế ta hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.

Đầu tiên ta phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi.

Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:

Đầu: Ta chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.

Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.

Khi đã có khung cả rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.

Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là ta đã có một con quạ giấy rồi.

Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, ta đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.

KenhSinhVien-dieu-qua.jpg

Diều quạ

St.​
 
Hiệu chỉnh:
Hoặc

Từ xa xưa , dân tộc Việt Nam ta đã nổi tiếng với nhiều trò chơi dân gian. Và bây giờ , với thời đại tiếng bộ của khoa học kĩ thuật , người người bị cuốn vào dòng bận rộn của nhịp sống xã hội thì những thú vui này trở nên có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian được ông cha ta áp dụng vào đời sống từ nghìn đời nay. Đó là một thú vui tao nhã , một thú tiêu khiển tinh tề đã góp phần hình thành nên một bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Việt chúng ta.

Diều được làm từ những chất liệu khác nhau (như giấy , vải , nilon...) nhưng được ưa chuộng nhất hiện nay là diều làm bằng vải. Với nhiều kích thước và màu sắc đa dạng , cộng thêm những hình ảnh đặc trưng người chơi sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một con diều vừa ý.
Thả diều là trò chơi dựa theo sức nâng của gió , bởi thế để thực hiện được một trào thả diều , trước tiên, ta phải lựa chọn địa điểm. Địa điểm lí tưởng để thả diều đó có thể là một bãi cỏ hoặc đồng ruộng - nơi có đất bằng rộng rãi ; không vướng cây cối ; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt , nơi đó phải có gió nhẹ.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân , người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như qui trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.

Cách làm diều đơn giản nhất qua các bước sau:

- Vuốt hai nan tre dài khoảng 40-50 cm.
- Cắt một miếng giấy hình vuông khoảng 20 x 20 cm hoặc hơn.
- Cắt hai dải giấy có đầu nhọn dài khoảng 30-30 cm làm cánh hay tai, đầu to chỉ khoảng 2-3 cm.
- Cắt dãi và làm 2 dải giấy dài khoảng 200-300 cm để làm đuôi. Bề ngang khoảng 2-3 cm.
- Đặt miếng giấy hình vuông lên bàn; dùng một nan tre làm xương sống đúng bằng cạnh xéo của hình vuông; dùng giấy nhỏ dán xương sống đó vào giấy.
- Hai bên xương sống có hai đầu vuông, gấp hai bên lại một ít và bôi hồ vào.
- Dùng nan tre còn lại làm hình cung; bẻ hình cung cho khéo và hai đầu cung đó dán vào hai phần đã gấp ở trên; giữ phần gấp đó cho đến khi khô.
- Dùng các miếng giấy nhỏ dán lại nan hình cung vào miếng giấy vuông.
- Cột cọng dây phía dưới bụng vào xương sống và nối vào sợi dây dài để neo chiếc diều khi bay.
- Dán hai dải hai tai vào 2 đầu của nan hình cung.
- Dán hai dải đuôi vào phía đuôi.

Thả diều là một trò chơi bổ ích và lí thú đối với mỗi người chúng ta.
 
Hoặc

Thả diều là một trò chơi thú vị, hấp dẫn và đã có từ ngàn xưa. Diều không chỉ là một trò chơi mà là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa.
Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc, Việt Nam cho đến các nước Đông – Nam Á hải đảo.
Tài liệu có niên đại 972 ghi lại rằng các vật thờ của người Khmer cổ gồm có chén, đĩa, nhạc cụ, lao và năm chiếu diều. Cũng ở Campuchia, xưa kia, khi có gió mùa Đông Bắc, các nhà sư thường thả một hoặc hai chiếu diều bay lơ lửng trên các chùa. Diều có gắn công cụ phát âm thanh. Việc thả diều có ý nghĩa cầu sự bình yên tốt lành, hễ có chiếu diều bị rơi là nhà chùa phải làm lễ xua đuổi tà ma cầu an.
Diều còn là một phong tục của Vua Chúa. Vào những đêm trăng sáng, Vua và Quần thần thả diều coi như là những vật dâng các đấng Thần linh. Họ quan niệm tục thả diều là cúng chiếc răng của Phật được cất giữ ở Vương quốc của rắn Thần Naga.
Ở Thái Lan, đôi khi người ta gắn vào diều một ngọn đèn tượng chưng cho ngôi sao và cũng có người đã ghép vào diều một mẩu vàng để giữ cho dây diều khỏi đứt và kéo nó về nếu bị rơi xa. Vì vậy, vào dịp Triều đình thả diều, nhà Vua phải ở ngoài trời suốt hai tháng và các quan phải theo dõi cẩn thận để cùng Vua giữ cho diều khỏi đứt dây. Cũng ở Thái Lan, họ có tục đấu diều. Nhà Vua trực tiếp tham gia cuộc đấu này. Người ta chia làm hai phe, diều đực gọi là Kula, diều cái gọi là Pắckao. Kula có nhiệm vụ làm đứt dây Pắckao. Pắckao có hình dáng nhỏ và thon theo hình thoi, có đính những dải dài để quấn quanh dây của Kula nhằm bảo vệ mình, hạn chế sức công phá của Kula.
Diều giấy là biểu trưng của loài chim ăn thịt. Chim diều là loại bay lên trời, đối lập với loại dưới nước. Diều ở nơi cao ráo, đối lập với nơi ẩm thấp. Diều được coi là sứ giả đem lại sự khô ráo. Tục thả diều chủ yếu được thực hiện sau mùa mưa, cầu mong tạnh ráo, cầu gió mát trăng thanh. Lúc bấy giờ nhà Nông cần khô ráo để thu hái, phơi phóng. Chùm diều mà hiện thân nhân tạo của nó là diều giấy được đặt trong sự đối lập Chim-Cá, Trời-Nước, Khô-Ẩm là những đặc điểm trọng hệ thống đặc điểm của nền văn minh các tộc người Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thả diều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam. Từ những cánh diều rất đơn giản, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, diều được sáng tạo theo hình tượng và sự tích trong văn hóa dân tộc truyền thống như chim Lạc trên Trống đồng, hình Rồng, Phượng, chim Công... hay sự tích Đại Bàng cứu Công chúa, chú Cuội lên cung Trăng.
Theo ông Nguyễn Văn Bê, chủ nhiệm Câu lạc bộ Diều Huế thì diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế. Thời xưa, diều được mô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu mạo. Trẻ con thấy vậy bèn dùng dây buộc các mảnh giấy lại để thả theo những cơn gió. Tuy nhiên do không có bộ khung nên diều không thể cất cao được. Sau đó các thương nhân người Minh Hương mang theo cả diều sang Việt Nam để chơi trong những chuyến làm ăn dài ngày. Từ những cánh diều Trung Quốc, các nghệ nhân nước ta đã nghiên cứu sáng tạo nên những chiếc diều mang đặc trưng riêng của Việt Nam.
Hiện nay, nhiều địa phương ở nước ta tổ chức các cuộc thi thả diều, triển lãm diều, thu hút đông người tham dự. Đặc biệt, một số liên hoan thả diều Quốc tế gần đây đã có sự có mặt của diều Việt Nam.
Qua nhiều lần tham dự các cuộc thi diều trong nước cũng như Quốc tế, chúng ta nhận thấy diều Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với một số diều của các nước. Nhìn chung, diều của các nước Âu Mỹ có kích thước lớn, làm bằng vật liệu tổng hợp đắt tiền, lắp ghép bằng những hình khối vuông, tròn, hình trụ, tam giác, lục giác và phải dùng loại dây lèo to. Khi thả diều lên tới độ cao nhất định thì họ neo diều vào xe tải, mặc sức cho diều đùa giỡn với nắng gió. Chỉ những khu vực rộng, khi thời tiết thuận, tức là có gió lớn mới đủ sức nâng những chiếc diều ấy. Diều của Nước ngoài thường chú ý đến mặt động lực học và tính ước lệ tượng trưng nên nó không có tên gọi cho từng con diều cụ thể. Còn diều của Việt Nam, những sản phẩm từ tre, gỗ, giấy, vải, qua bàn tay thủ công của những người chơi diều dân dã, đã luôn cuốn hút người thưởng ngoạn, được ví như “nghệ thuật múa rối trên không”. Về phần trang trí, trình bày thì công phu cầu kỳ, thường gắn liền với các con vật quen thuộc như Long, Ly, Quy, Phượng… Diều ở nước ta thường dùng dây lèo nhỏ, mềm mại, thả diều bằng tay và điều khiển theo ý muốn. Dây neo diều hóa thành sợi dây nối hiện thực với ước mơ, nối trái đất bình yên với bầu trời rộng mở.
Ở mỗi vùng đất nước ta, người chơi diều luôn tìm tòi sáng tạo nhiều kiểu diều khác nhau. Đặc biệt, vùng Huế nổi tiếng với những loại diều tinh xảo, cầu kỳ, muôn màu, muôn vẻ hình thù khác nhau. Các nghệ nhân chơi diều đất Thần kinh có kỹ thuật chế tác và điều khiển diều rất điêu luyện. Diều Huế - Việt Nam đã từng xuất hiện bên cạnh các “cường quốc” diều thế giới và gây ngạc nhiên cho các nhà chơi diều chuyên nghiệp ở những lần Liên hoan Diều Quốc tế trước đây tại Cộng hòa Pháp, Italia.
Trẻ con thường tự làm những cánh diều đơn giản. Chỉ cần lấy giấy học trò, viền gấp lại, buộc dây quai và thắt dây lèo vào giữa quai, đuôi diều dán vào thân diều, vậy là đã có chiếc diều bay cao dù không quá ngọn tre nhưng cũng đủ dậy lên niềm vui sướng.
Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi ngập tràn nông thôn miền Bắc cũng là lúc không gian đầy ắp tiếng sáo diều vi vu, nhất là trong kỳ nghỉ hè của học sinh hay lúc nông nhàn. Những cánh diều ấy thường mộc mạc, thô sơ, ít sắc màu nhưng hầu như chiếc nào cũng gắn sáo, diều lớn có thể gắn tới bốn, năm sáo. Sáo lớn tiếng kêu trầm, vang; sáo nhỏ thanh, cao, réo rắt. Chúng hòa quyện nhau, tạo nên bản hòa tấu vui nhộn, thanh bình. Cánh diều thường hình trăng lưỡi liềm, khung diều làm bằng cật tre bánh tẻ, chuốt tròn và ráp nối với nhau. Giữ khung diều là một “xương sống” bằng tre cứng to bản, nhô dài ra hai bên khung. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước 30o với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều được phất bằng giấy bản, đối khi bằng vỏ bao xi măng, tuy nặng nhưng bền. Giấy phất được bồi thành nhiều lớp bằng nhựa trái cây, pha dẻo kẹo. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Ngày trước chưa có loại dây dù, nylon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm thước; có khi dây neo làm bằng sợi đay xe lại, nhưng không được bền lắm. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa thật xa sang những làng bên, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều.

Chiều chiều, trời trong xanh, gió Nam lồng lộng, những người chơi diều ra đầu làng thả, có khi để diều bay suốt đêm, nằm chơi trên chiếc chõng tre giữa sân nghe tiếng sáo vi vu man mác trong đêm trăng thanh, thấy tâm hồn bay bổng như trút hết mọi lo toan mệt nhọc.
 
RỒNG RẮN LÊN MÂY

RỒNG RẮN LÊN MÂY

KenhSinhVien.Net-rongranlenmay.jpg


Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng nó hầu đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lại một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây.

Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?

Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
 
NU NA NU NỐNG

KenhSinhVien.Net-nunong.gif


Nu na nu nống
Cái cóng nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Ông già ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rụt

Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối...) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ...)



Chi chi chành chành

Trò chơi dân gian là vốn quí của dân tộc , đã từng gắn liền với đời sống của nhân dân lao động và các cuộc hội hè , đình đám của người dân Việt Nam xa xưa ...

Trò chơi dân gian vừa thể hiện sức sáng tạo. lạc quan của người lao động , vừa là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút mệt nhọc , hoặc bày tỏ niềm vui được mùa , chiến thắng thiên nhiên , chiến thắng kẻ thù ...

Trò chơi dân gian vừa đa dạng , vừa cuốn hút người chơi bởi sự bình dị , khéo léo và tính khôi hài của nó. Các em có thể vui chơi cùng bạn bè lối xóm , có thể tham gia trong các buổi đi cắm trại tập thể của trường , lớp.

Đặc biệt là các bài đồng dao kèm theo sẽ làm cho trò chơi hứng thú và đọng mãi trong tuổi thơ của mỗi người .. Ấn tượng nhất với em là trò Chi chi chành chành..

Đặc điểm của trò chơi này là tập luyện cho trẻ em có tính phản xạ , cử động nhanh nhẹn.

Với cách chơi : Một người đứng xoè bàn tay ra , các người khác giơ một ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó , người đó đọc nhanh :

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập !


Đến chữ Ập thì người đó nắm tay lại , còn mọi người khác cố rút tay ra cho thật nhanh.
Ai rút không kịp mà bị nắm trúng thì phải xoè tay ra , đọc lại câu đồng dao trên cho mọi người chơi tiếp.

Quan sát kỹ ta thường thấy các trò chơi thường lặp đi lặp lại. Người lớn xem hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em đó là một việc thú vị. Cùng cách chơi “Đuổi bắt” nhưng được các em biến hóa xê dịch trong nhiều trò chơi... Qua trò chơi, các em được dịp rèn luyện mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu giác...

Sưu tầm
 
Một bài khác tham khảo về thuyết minh Trò chơi dân gian Thả diều:

Thả diều là một trò chơi thú vị, hấp dẫn và đã có từ ngàn xưa. Diều không chỉ là một trò chơi mà là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa.

Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc, Việt Nam cho đến các nước Đông – Nam Á hải đảo.

Tài liệu có niên đại 972 ghi lại rằng các vật thờ của người Khmer cổ gồm có chén, đĩa, nhạc cụ, lao và năm chiếu diều. Cũng ở Campuchia, xưa kia, khi có gió mùa Đông Bắc, các nhà sư thường thả một hoặc hai chiếu diều bay lơ lửng trên các chùa. Diều có gắn công cụ phát âm thanh. Việc thả diều có ý nghĩa cầu sự bình yên tốt lành, hễ có chiếu diều bị rơi là nhà chùa phải làm lễ xua đuổi tà ma cầu an.

Diều còn là một phong tục của Vua Chúa. Vào những đêm trăng sáng, Vua và Quần thần thả diều coi như là những vật dâng các đấng Thần linh. Họ quan niệm tục thả diều là cúng chiếc răng của Phật được cất giữ ở Vương quốc của rắn Thần Naga.

Ở Thái Lan, đôi khi người ta gắn vào diều một ngọn đèn tượng chưng cho ngôi sao và cũng có người đã ghép vào diều một mẩu vàng để giữ cho dây diều khỏi đứt và kéo nó về nếu bị rơi xa. Vì vậy, vào dịp Triều đình thả diều, nhà Vua phải ở ngoài trời suốt hai tháng và các quan phải theo dõi cẩn thận để cùng Vua giữ cho diều khỏi đứt dây. Cũng ở Thái Lan, họ có tục đấu diều. Nhà Vua trực tiếp tham gia cuộc đấu này. Người ta chia làm hai phe, diều đực gọi là Kula, diều cái gọi là Pắckao. Kula có nhiệm vụ làm đứt dây Pắckao. Pắckao có hình dáng nhỏ và thon theo hình thoi, có đính những dải dài để quấn quanh dây của Kula nhằm bảo vệ mình, hạn chế sức công phá của Kula.

Diều giấy là biểu trưng của loài chim ăn thịt. Chim diều là loại bay lên trời, đối lập với loại dưới nước. Diều ở nơi cao ráo, đối lập với nơi ẩm thấp. Diều được coi là sứ giả đem lại sự khô ráo. Tục thả diều chủ yếu được thực hiện sau mùa mưa, cầu mong tạnh ráo, cầu gió mát trăng thanh. Lúc bấy giờ nhà Nông cần khô ráo để thu hái, phơi phóng. Chùm diều mà hiện thân nhân tạo của nó là diều giấy được đặt trong sự đối lập Chim-Cá, Trời-Nước, Khô-Ẩm là những đặc điểm trọng hệ thống đặc điểm của nền văn minh các tộc người Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thả diều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam. Từ những cánh diều rất đơn giản, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, diều được sáng tạo theo hình tượng và sự tích trong văn hóa dân tộc truyền thống như chim Lạc trên Trống đồng, hình Rồng, Phượng, chim Công... hay sự tích Đại Bàng cứu Công chúa, chú Cuội lên cung Trăng.

Theo ông Nguyễn Văn Bê, chủ nhiệm Câu lạc bộ Diều Huế thì diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế. Thời xưa, diều được mô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu mạo. Trẻ con thấy vậy bèn dùng dây buộc các mảnh giấy lại để thả theo những cơn gió. Tuy nhiên do không có bộ khung nên diều không thể cất cao được. Sau đó các thương nhân người Minh Hương mang theo cả diều sang Việt Nam để chơi trong những chuyến làm ăn dài ngày. Từ những cánh diều Trung Quốc, các nghệ nhân nước ta đã nghiên cứu sáng tạo nên những chiếc diều mang đặc trưng riêng của Việt Nam.

Hiện nay, nhiều địa phương ở nước ta tổ chức các cuộc thi thả diều, triển lãm diều, thu hút đông người tham dự. Đặc biệt, một số liên hoan thả diều Quốc tế gần đây đã có sự có mặt của diều Việt Nam.

Qua nhiều lần tham dự các cuộc thi diều trong nước cũng như Quốc tế, chúng ta nhận thấy diều Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với một số diều của các nước. Nhìn chung, diều của các nước Âu Mỹ có kích thước lớn, làm bằng vật liệu tổng hợp đắt tiền, lắp ghép bằng những hình khối vuông, tròn, hình trụ, tam giác, lục giác và phải dùng loại dây lèo to. Khi thả diều lên tới độ cao nhất định thì họ neo diều vào xe tải, mặc sức cho diều đùa giỡn với nắng gió. Chỉ những khu vực rộng, khi thời tiết thuận, tức là có gió lớn mới đủ sức nâng những chiếc diều ấy. Diều của Nước ngoài thường chú ý đến mặt động lực học và tính ước lệ tượng trưng nên nó không có tên gọi cho từng con diều cụ thể. Còn diều của Việt Nam, những sản phẩm từ tre, gỗ, giấy, vải, qua bàn tay thủ công của những người chơi diều dân dã, đã luôn cuốn hút người thưởng ngoạn, được ví như “nghệ thuật múa rối trên không”. Về phần trang trí, trình bày thì công phu cầu kỳ, thường gắn liền với các con vật quen thuộc như Long, Ly, Quy, Phượng… Diều ở nước ta thường dùng dây lèo nhỏ, mềm mại, thả diều bằng tay và điều khiển theo ý muốn. Dây neo diều hóa thành sợi dây nối hiện thực với ước mơ, nối trái đất bình yên với bầu trời rộng mở.

Ở mỗi vùng đất nước ta, người chơi diều luôn tìm tòi sáng tạo nhiều kiểu diều khác nhau. Đặc biệt, vùng Huế nổi tiếng với những loại diều tinh xảo, cầu kỳ, muôn màu, muôn vẻ hình thù khác nhau. Các nghệ nhân chơi diều đất Thần kinh có kỹ thuật chế tác và điều khiển diều rất điêu luyện. Diều Huế - Việt Nam đã từng xuất hiện bên cạnh các “cường quốc” diều thế giới và gây ngạc nhiên cho các nhà chơi diều chuyên nghiệp ở những lần Liên hoan Diều Quốc tế trước đây tại Cộng hòa Pháp, Italia.

Trẻ con thường tự làm những cánh diều đơn giản. Chỉ cần lấy giấy học trò, viền gấp lại, buộc dây quai và thắt dây lèo vào giữa quai, đuôi diều dán vào thân diều, vậy là đã có chiếc diều bay cao dù không quá ngọn tre nhưng cũng đủ dậy lên niềm vui sướng.

Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi ngập tràn nông thôn miền Bắc cũng là lúc không gian đầy ắp tiếng sáo diều vi vu, nhất là trong kỳ nghỉ hè của học sinh hay lúc nông nhàn. Những cánh diều ấy thường mộc mạc, thô sơ, ít sắc màu nhưng hầu như chiếc nào cũng gắn sáo, diều lớn có thể gắn tới bốn, năm sáo. Sáo lớn tiếng kêu trầm, vang; sáo nhỏ thanh, cao, réo rắt. Chúng hòa quyện nhau, tạo nên bản hòa tấu vui nhộn, thanh bình. Cánh diều thường hình trăng lưỡi liềm, khung diều làm bằng cật tre bánh tẻ, chuốt tròn và ráp nối với nhau. Giữ khung diều là một “xương sống” bằng tre cứng to bản, nhô dài ra hai bên khung. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước 30o với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều được phất bằng giấy bản, đối khi bằng vỏ bao xi măng, tuy nặng nhưng bền. Giấy phất được bồi thành nhiều lớp bằng nhựa trái cây, pha dẻo kẹo. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Ngày trước chưa có loại dây dù, nylon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm thước; có khi dây neo làm bằng sợi đay xe lại, nhưng không được bền lắm. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa thật xa sang những làng bên, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều.

Chiều chiều, trời trong xanh, gió Nam lồng lộng, những người chơi diều ra đầu làng thả, có khi để diều bay suốt đêm, nằm chơi trên chiếc chõng tre giữa sân nghe tiếng sáo vi vu man mác trong đêm trăng thanh, thấy tâm hồn bay bổng như trút hết mọi lo toan mệt nhọc.

(Sưu tầm)
 
×
Quay lại
Top